Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử


Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Bài làm

Một tâm hồn hoàn toàn được làm bằng máu, bằng lệ và bằng những khát khao rung cảm của một con người hoàn toàn đau khổ – Hàn Mặc Tử. Đọc thơ Hàn nghe như à trong sáng, rạo rực nhưng lại ẩn khuất nỗi đau đời và mặc cảm hạnh phúc chưa bao giờ trọn vẹn. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử mang nội dung đó.

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút nổi bật của phong trào thơ Mới lãng mạn 1930-1945. Hàn Mặc Tử được đánh giá là “lạ nhất” và “đau nhất” trong thời kì văn học rực rỡ của cái tôi cá nhân này.

Vĩ Dạ là một làng nhỏ nằm sát bên thành phố Huế, cạnh bờ sông Hương. Vĩ Dạ có những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa vườn cảnh, cây trái và rặng cau. Ở Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử gặp được nàng thơ Hoàng Thị Kim Cúc. Nó đã khơi gợi cảm hứng cho thi nhân viết lên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vào một ngày năm 1938. Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà còn là niềm dự cảm về hạnh phúc chia xa của một tâm hồn “khao khát trần giới mà phải lìa bỏ trần gian”.

Trong kí ức Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ đẹp nhất khi bình minh:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh nước non Thừa Thiên thật thanh tú!

Câu hỏi “sao anh” âm vang như lời mời gọi lại như cũng vừa trách móc Hàn Mặc Tử. Vĩ Dạ đẹp là thế, đáng yêu, đáng sống là thế mà sao Hàn không chịu về thăm? Nhưng lời trách móc mà có tới 6/7 thanh bằng? Do đó, câu thơ tạo nên âm hưởng thiết tha, trìu mến.

>> Xem thêm:  Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và chứng tỏ tính độc đáo, sáng tạo của Nam Cao trong đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng cứ rượu xong là hắn chửi... Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại không ai biết..."

Vĩ Dạ đẹp thế nào? Làm một chuyến trở về Vĩ Dạ trong tưởng tượng, Hàn bắt gặp bức tranh “thiên đường mặt đất” trong nắng bình minh.

Nắng là hình ảnh quen thuộc, có sức ám ảnh trong thơ Hàn:

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”

Ở Vĩ Dạ, bức tranh làng quê được vẽ bằng màu nắng giòn tan rọi ngàn tia sáng qua kẽ lá cau in bóng mặt đất, màu nắng mỡ màng trên chiếc lá xanh non. Thiên nhiên ẩn giấu khuôn mặt chữ điền của người con gái Huế càng khiến bức tranh trở nên thân thương, gần gũi hơn.

phan tich bai tho day thon vi da cua thi si han mac tu - Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Sau khi ngất ngây với cảnh-sắc-tình Vĩ Dạ, nhân vật trữ tình chuyển điểm nhìn sang dòng Hương giang vắng lặng bằng lăng kính mặc cảm:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Không gian bỗng “cóc nhảy” từ bình minh về đêm tối, từ tươi vui về lo âu, từ ấm áp đến chia li, tuyệt vọng.

Khai thác chất liệu thơ từ những hình ảnh quen thuộc, song logic cảm xúc lại có điều gì đó rất lạ thường. Gió lại không chung chiều với mây, trong khi hai thực thể này vốn không thể tách rời. Đó là cuộc chia li đầu tiên. Chứng kiến cuộc chia li, dòng nước thấy như “buồn thiu”. Có nỗi buồn nào còn hơn cả “buồn thỉu buồn thiu” đây? Rồi đến hoa bắp, khi đang vừa đạt độ kết trái, là lúc xuân sắc nhất, vậy mà chỉ “lay”. “Lay” chẳng gợi buồn, cũng chẳng gợi vui. Nhưng nó có khả năng gợi lên những câu thơ đầy buông tủi:

>> Xem thêm:  Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nam Cao. Kể tên những tác phẩm được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn trước, và sau Cách mạng tháng Tám (ghi rõ năm xuất bản)

“Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió, người không thấy về”

(Trúc Thông)

Hoa bắp đáng thương biết mấy! Đến giờ này, cả trời, cả gió, cả mây lần lượt ra đi chi bỏ lại dòng sông cùng hoa bắp – hai vật không thể di chuyển. Nó khác nào cuộc đời bệnh tật của Hàn nơi Gò Bồi, Xóm Tấn.

Hàn Mặc Tử còn tự vận mình vào đời “bến” để mãi ngóng đợi một “thuyền ai” nào đó chở “trăng” – hạnh phúc về với mình? Đặc biệt từ “kịp” trong câu thơ cuối khổ như một dự báo chẳng lành.

Xuân Diệu cứ mãi giục giã:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm…”

Vì Xuân Diệu biết rằng đời người là hữu hạn, thời gian qua đi sẽ không trở lại. Còn Hàn? Hàn đương nhiên ý thức sâu sắc điều đó. Bệnh tật không biết khi nào sẽ mang tính mệnh của Hàn đi mãi mãi, thế nên Hàn muốn sống vồ vập, vội vã như Xuân Diệu. Vậy mà bệnh tật níu chân, Hàn không biết làm gì ngoài ở lại chờ con thuyền hạnh phúc về. Nhưng có kịp không đây? Câu hỏi ngàn đời không ai đáp lại!

Ngay lúc này, thực tại phũ phàng hiện ra:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Hình ảnh người lữ khách đường xa vốn không lạ gì trong thơ Hàn:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín?

>> Xem thêm:  Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

(“Mùa xuân chín”)

Hình ảnh này được Hàn tượng trưng cho người của thế giới bên kia, thế giới tươi đẹp đầy nắng và gió, một cuộc sống thật đáng sống. Cuộc sống ấy Hàn chỉ dám “mơ” bằng tâm tưởng mà thôi. “Áo em trắng” là thực tại nhưng đi liền với hư từ “quá” khiến mọi thứ trở nên ảo mộng, xa xôi khiến “anh” không nhận diện được rõ ràng nữa. Huế bao phủ lớp sương bạc khiến tà áo em trắng quá sao? Hay là do Hàn tự đặt mình trong một thế giới không ánh sáng, tất cả chỉ là “mờ mờ nhân ảnh”?

Câu thơ cuối giống như một sự hồ nghi. Anh không biết ai còn nhớ đến anh nữa không? Anh tự hỏi có biết anh yêu Vĩ Dạ đến nhường nào không? Ai biết anh nơi đây đang thiết tha với Vĩ Dạ đến mức nào không? Băn khoăn, trăn trở và bế tắc. Bầu thơ khép lại nhưng có ai thôi vẫn vương về một cõi hồn đau thương, phẫn uất?

Tuy nhìn Vĩ Dạ qua lăng kính mặc cảm, song Hàn Mặc Tử vẫn xây dựng lên bức tranh thiên nhiên đầy sống động. Bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, thú vị thể hiện được nhiều mối tâm trạng khác nhau. Qua “Đây thôn Vĩ Dạ”, người đọc có thể nhận thấy một tâm hồn ham sống, dốc lòng cống hiến sáng tạo nghệ thuật bên cạnh nỗi đau đời và nỗi đau thân phận. Vì vậy, chúng ta hôm nay luôn nhớ về Hàn Mặc Tử với tấm lòng đồng điệu, cảm phục, tự hào.

Hoài Lê

Bài viết liên quan