Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí của tác giả Nguyễn Du


Đề bài: Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

Bài làm

“Đại thi hào dân tộc” – Nguyễn Du (1766-1820) vừa là nhà thơ lớn, đồng thời còn là nhà văn hóa trong lịch sử dân tộc. Người ta thường nhắc đến Nguyễn Du với tập thơ “Truyện Kiều” nổi tiếng. Thế nhưng, Nguyễn Du không chỉ khóc cho mỗi nàng Kiều “tài hoa bạc mệnh” mà còn từng rơi lệ vì nàng Tiểu Thanh phận mỏng. Điều đó được thể hiện trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du:

 “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” kí họa một bóng giai nhân tên Tiểu Thanh. Tiểu Thanh tên gọi đầy đủ là Phùng Tiểu Thanh là người con gái nổi tiếng tài sắc vẹn toàn nhưng số phận hẩm hiu. Nàng ra đi khi vừa 18 xuân xanh khi vẫn còn trong thân phận là vợ lẽ của Phùng Sinh. Nàng bị vợ cả ghen ghét đẩy vào sống dưới vườn hoa Tây Hồ. Khi mất, nàng để lại nhiều tác phẩm nhưng rồi cũng bị đốt bỏ phần lớn. Phần tác phẩm sót lại được gọi là “Phần dư”.

Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật, vậy nên bố cục tác phẩm sẽ chia làm các phần đề-thực-luận-kết. Trong đó, hai câu đề là không gian Tây Hồ:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

>> Xem thêm:  Tiền - không là tất cả. Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến này

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

(“Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,

Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi”)

Nguyễn Du đặc tả một bức tranh Tây Hồ của quá khứ và hiện tại. Tây Hồ trước vốn là một “hoa uyển” (vườn hoa) nhưng hiện chỉ còn là “bãi hoang”. Tương tự như hoàn cảnh của Tây Hồ, nhân vật “nàng” – Tiểu Thanh được nhắc tới xưa vẫn nơi đây nhưng nay chỉ còn là người cõi khác.

Bản thân tác giả đang đứng ở vị trí một người ngoài cuộc, ngoài cánh cửa sổ, không quen biết đến “điếu” – “viếng” Tiểu Thanh. Tuy nhiên khi dịch nghĩa, từ “độc” trong nguyên tác lại không được thể hiện rõ, không nhấn mạnh được sự cô độc của con người ở đây. Chỉ có độc một mình Nguyễn Du chịu dừng chân nơi bãi hoang này để viếng nàng Tiểu Thanh. Như vậy, hai câu thơ đã tôn nên sự hoang tàn, cô độc, lạnh lẽo của Tây Hồ và con người.

Sang hai câu thực, tác giả mượn hình ảnh “chi phấn” và “văn chương” để biểu tượng cho số phận và tài năng của nhân vật “nàng”:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”

(“Son phấn có linh hồn chắc phải xót chuyện xảy ra sau khi chết,

Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên luỵ, đốt đi còn sót lại một vài bài.”)

“Son phấn” là thứ không thể thiếu đối với người phụ nữ, biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ. Tuy nhiên, nó lại đi kèm với chữ “tử”. “Văn chương” thể hiện tài năng của người phụ nữ, nhưng liền kề với “lụy”, “dư”. Ta nhớ lại quan niệm của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”: “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Hai hình ảnh này cũng nhằm thể hiện ý nghĩa đó chăng?

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về bài Tào tháo uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

phan tich bai tho doc tieu thanh ki cua tac gia nguyen du - Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí của tác giả Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí

Mặt khác, có hai hình ảnh đối xứng ở đây là “hữu thần” và “vô mệnh”. Kiếp phận của đấng hồng nhan trong bài thơ là chết rồi nhưng hồn còn vương vấn vì mỗi oan ức. Tài năng của nàng trên những tác phẩm văn chương cũng bị đốt bỏ một phần. Cả hai đều chịu nỗi đau thương. Nàng thì ra đi trong uất hận, nhưng văn chương thì nào có lỗi gì mà cũng bị chà đạp? Đó là câu hỏi mà không dễ gì giải đáp.

Hai câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du lí luận về nguyên do của nỗi bất hạnh:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư”

(“Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trời.

Ta tự coi như người cùng một hội, một thuyền với nàng là kẻ vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng”)

Để giải đáp câu hỏi, Nguyễn Du đã tìm hiểu từ “cổ kim”. Không có đáp án. Nguyễn Du đành hỏi ông trời. Cũng không có đáp án. Người chỉ biết rằng, nó đã là “mối hận”, là “kỳ oan” của biết bao con người từ xưa đến nay. “Kỳ oan” – nỗi oan kì lạ, không có bị cáo, cũng không có hung thủ.

Không tìm ra câu trả lời, Nguyễn Du chỉ biết đồng điệu, tri âm với nhân vật. Nhà thơ dùng từ “vận” để bày tỏ điều đó. Tuy nhiên, từ “vận” cũng chất chứa biết bao nhiêu bức bối, dằn vặt.

>> Xem thêm:  Trong truyện cổ tích thần kì, thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên, nhân vật trần tục và nhân vật siêu nhiên quan hệ qua lại với nhau tạo thành một thế giới cổ tích huyền ảo và thơ mộng. Qua một số truyện đã học, đã đọc, em hãy làm sáng tỏ ý trên

Như vậy, tác giả đã vạch trần bản chất của cái “án phong lưu” và rút ra kết luận chung: người tài hoa phải chấp nhận mệnh bạc như lẽ dĩ nhiên.

Từ đồng điệu với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự thương thay cho số phận của mình:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(“Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,

Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?”)

Từ “bất tri” cho thấy chân dung một người viếng Tiểu Thanh đa sầu, đa cảm nên nghĩ về Tiểu Thanh mà bất giác người tự nghĩ đến bản thân mình.

Tố Như là tên chữ của Nguyễn Du. Như vậy, câu hỏi tu từ cuối câu là nỗi băn khoăn không dứt của tác giả về số phận mình: Không biết đến 300 năm sau, có ai khóc thương cho nhà thơ như nhà thơ đang khóc thương cho Tiểu Thanh hay không? Nỗi tự vấn ấy ai có thể giải đáp?

Tóm lại, bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” tuy đi theo quy luật và niêm luật chặt chẽ của Đường thi song lại bàn về một nội dung rất mới mà cả nền thơ ca phong kiến đều né tránh: ngợi ca và bênh vực người phụ nữ bị chà đạp bởi lễ giáo phong kiến cổ hủ, khắt khe. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du. 

Hoài Lê

Bài viết liên quan