Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của tác giả Chu Mạnh Trinh


Hương Sơn phong cảnh cả là tác phẩm đặc sắc nhất của Chu Mạnh Trinh, tác phẩm cho thấy được nét đẹp của thiên nhiên qua nhịp điệu từng vần thơ, đặc biệt bài thơ không chỉ thể hiện những cảnh đẹp đó bằng mắt nhìn mà chúng được thể hiện bằng trái tim qua tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, cuộc sống, phong cảnh quê hương. Vận dụng những hiểu biết của mình về bài thơ, anh chị hãy phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca

1. Mở bài

– Giới thiệu về bài thơ

  • Cảnh đẹp tự nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ.
  • Những tác phẩm lột tả vẻ đẹp thiên nhiên trong đó có Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh

2. Thân bài

-Cái nhìn bao quát cảnh vật của tác giả

  • Bầu trời, cảnh bụt, chốn mờ ảo, thần tiên, chỉ có trong mơ
  • Niềm ao ước của mọi người, không phải bất chợt, ngẫu hứng, ước ao từ rất lâu
  • Non nước mây trời hòa quấn lấy nhau, cảm giác chạm tay vào bầu trời khi đứng trên đỉnh núi
  • Biểu cảm của tác giả: Thốt lên rằng đây có phải là nhất động?

-Sinh vật, con người chốn Hương Sơn

  • Chim quên mình là chim, cá quên mình là cá, quên đi những việc hằng ngày hay làm, mọi thứ chậm lại, cảm nhận sự thanh tịnh của nơi đây
  • Du khách giật mình trước không khi chốn Hương Sơn với những áp lực ngoài xã hội
  • Cảnh vật khựng lại, âm thanh hình ảnh xen lẫn nhau.

3. Kết bài

– Cảm nhận về bài thơ

  • Bài thơ thể hiện cảnh đẹp, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tự hào dân tộc
  • Là lời nhắc nhở, khát vọng giữ gìn cảnh sắc của tạo hóa
>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

II. Bài tham khảo

    Đã từ rất lâu rồi những cảnh đẹp tự nhiên xuất hiện một cách vô hình, tất cả đều đẹp dần theo thời gian làm nguồn cảm hứng cho vô vàn những nhà văn nhà thơ lãng mạn yêu thiên nhiên, muốn đằm mình cùng những vẻ đẹp đó, rồi cũng từ thơ ca mà thiên nhiên gần gũi hơn với con người, đẹp lên đôi khi không thể dùng từ ngữ để lột tả hết được, dẫn chứng cụ thể cho những luận điểm trên là bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh, bài thơ được ông viết khi ông đứng coi trùng tu tôn tạo quần thể thắng cảnh Hương Sơn, một bài thơ với những vần thơ long lanh mềm mại như dải lụa đào, rồi thơ ca và thắng cảnh cũng hòa quyện vào nhau như là sinh ra để dành riêng cho nhau.

 Nhà văn đến với chùa Hương, phóng tầm mắt ra xa với cảnh nhìn bao quát đẹp vô cùng, bức tranh sơn thủy hữu tình hiện ra trước mắt.

Bầu trời, cảnh bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi là đây có phải ?

   Bầu trời, cảnh bụt, toàn bài là những câu với 7 và 8 tiếng liền mạch, nhưng mở đầu lại vô cùng ngắn gọn và xúc tích, cái sự ngắn riêng biệt đó đâu phải là ngẫu nhiên, bầu trời hiện lên như vẽ lên hình ảnh thiên nhiên trong đó, cảnh bụt như chốn bồng lai mờ ảo mà vô cùng thơ mộng, ngắn gọn là vậy nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, mở ra trước mắt người đọc cổng trời, chốn thần tiên, đưa con người bước vào một thế giới mà  chỉ có ở trong mơ, chỉ có trong tưởng tượng. Và thú vui đó đều là niềm ao ước của bất cứ ai trên thế gian này, không phải là ao ước bất chợt, không phải ngẫu hứng mà muốn có mà đây đã làm khát vọng từ rất lâu của tất cả những người có niềm khao khát được ngắm tác phẩm tự nhiên đó, và đến ngay chính bản thân tác giả cũng không thể kìm lòng trước những gì mình được chứng kiến, hình ảnh non, nước, mây trời trùng trùng điệp điệp cuộn lại như đang vui đùa với nhau, cảm giác đứng trên đỉnh núi có thể vươn tay tới mây trời thật là không có gì bằng trên thế gian này. Cảnh vật hiện lên là cảnh của tôn giáo, những hình ảnh cổng phật với cảm nhận tinh tế khiến tác giả không thể không thốt lên đây có phải đệ nhất động.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh

Thoáng bên tai một tiếng chày Kình

Khánh tang hải giật mình trong giấc mộng

phan tich bai tho huong son phong canh ca cua tac gia chu manh trinh - Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của tác giả Chu Mạnh Trinh
Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của tác giả Chu Mạnh Trinh

  Hương Sơn là cảnh bụt, và cảnh bụt hiện lên bao trùm toàn bộ không gian và thơi gian, âm thanh hình ảnh hòa quyện vào với nhau một cách hợp lí nhất, chim quên mất bản thân mình là chim để cất cao tiếng hót, cá quên mất bản thân mình là cá tung tăng vui đùa, chẳng biết từ đâu mà chúng trở nên như vậy, có phải sự thanh tịnh đã làm cho chính những sự vật tưởng chừng như không có nhận thức đó lại chậm dãi đến vậy.

Cũng chẳng biết là có phải phật đã khơi dậy cốt cách của phật trong chúng, thanh lọc tâm hồn chúng, khe Yến cá chẳng còn tung tăng, chẳng còn kiếm ăn nữa, lặng lẽ nghe kinh như có thể hiểu được phần nào đó cuộc sống trên thế gian này, những du khách từ thế giới đầy bon chen, thế giới của sự tranh giành, đầu đá lẫn nhau khi vào tới đây cũng chợt bừng tỉnh, xua tan đi những phiền muộn ở ngoài kia, giảm đi những áp lực trong cuộc sống này. Chim thỏ thẻ, cá lửng lơ, nghe kinh, tiếng chày kình, tất cả tạo nên một khung cảnh rất Hương Sơn, khung cảnh mà bất cứ ai cũng muốn hòa tan luôn vào trong đó, và giữa chốn Hương Sơn đó là sự mê mẩn, mải mê giữa âm thanh và hình, tiếng chày kình xen lẫn tiếng chuông, cảnh vật như khựng lại, tất cả đều chậm dãi thật yên bình mà cuốn hút vô cùng. Những khổ thơ tiếp theo của bài thơ là một bài hát nói, bài hát đưa du khách tới gần thật gần với Hương Sơn, với những âm trầm âm bổng của vần thơ khiến du khách không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng.

>> Xem thêm:  Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối.

  Hương Sơn phong cảnh ca là tác phẩm đặc sắc nhất cho thấy được nét đẹp của thiên nhiên qua nhịp điệu từng vần thơ, đặc biệt bài thơ không chỉ thể hiện những cảnh đẹp đó bằng mắt nhìn mà chúng được thể hiện bằng trái tim qua tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, cuộc sống, phong cảnh quê hương, niềm tự hào tự tôn về đất nước của chính mình, qua đó muốn đưa đến người đọc cái đẹp mà không phải ai cũng có thể tận mắt chứng kiến, đồng thời thể hiện khát vọng gìn giữ lưu truyền tới muôn đời sau.

Bài viết liên quan