Phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của tác giả Hồ Chí Minh


Đề bài: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của tác giả Hồ Chí Minh.

Bài làm

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có tình yêu thiên nhiên tha thiết, đặc biệt là với ánh trăng. Trăng trong thơ Hồ Chí Minh là thiên nhiên, là miền mơ ước cũng là tri âm, tri kỉ với Người. Bởi lẽ đó, bài thơ “Vọng nguyệt” hay còn gọi là “Ngắm trăng” ra đời một cách rất đỗi tự nhiên, chân thành, trong sáng:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Dịch thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc tập thơ “Ngục trung nhật kí” (“Nhật kí trong tù”) của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trong một đêm trăng sáng khi Hồ Chí Minh đang bị cầm tù dưới trướng Tưởng Giới Thạch.

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích nhưng chất chứa tâm tình của thi sĩ trước bức tranh thiên nhiên đêm trăng đặc sắc. Trong đó, hai câu thơ đầu tiên là không gian và thời gian của cảnh đêm trăng:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

>> Xem thêm:  Văn học và tình thương

Tác giả nhấn mạnh không gian lúc này bằng nhịp điệu 2/2/2 để liệt kê hoàn cảnh thực tại. Đó là cảnh tượng “trong tù” quen thuộc, xuyên suốt “Ngục trung nhật kí”. Chỉ có điều, nếu như thông thường phải là:

“Bốn tháng cơm không no

Bốn tháng đêm thiếu ngủ

Bốn tháng áo không thay

Bốn tháng không giặt giũ”

(“Bốn tháng rồi”)

Thì nay là “không rượu” và “không hoa”. Sự thiếu thốn ở đây không phải là vật chất mà thiên nhiều về tinh thần. Rượu và hoa là hai “món ăn tinh thần” cơ bản của những người làm nghệ thuật, là khởi nguồn của sáng tạo và chắp cánh cho nghệ thuật vượt lên sự tầm thường. Ấy vậy điệp ngữ “không” như nhấn mạnh sự thiếu thốn thực sự trong tâm hồn thi sĩ.

Trong ngục tù đến cơm ăn áo mặc còn chẳng có đủ mà thi sĩ lại muốn có rượu, có hoa? Ước muốn này xuất phát từ lí lẽ “cảnh đẹp đêm nay” khó có thể thơ ơ, hờ hững. Trước cảnh đẹp, con người phải biết thưởng thức, tận hưởng. Song lòng nhà thơ như cồn cào quá, sôi sục quá, nghẹn ngào quá trước tình cảnh tâm hồn đang dần lụi tàn vì giam hãm.

phan tich bai tho ngam trang vong nguyet cua tac gia ho chi minh - Phân tích bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của tác giả Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng

Hai câu thơ sau, cảnh vật và hình bóng thi nhân được khắc họa rõ nét hơn:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

>> Xem thêm:  Hịch là gì? Viết đoạn văn nêu đặc điểm của thể hịch trong đó có sử dụng một câu phủ định

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Ta thấy có hai mảng không gian tách biệt nhau qua song sắt cửa sổ ở đây đó là ánh trăng ngoài kia và thi nhân trong này. Trăng đang trong trạng thái xâm nhập vào trong tù, trái lại tầm hồn thi sĩ lại có xu hướng dịch chuyển ra ngoài song sắt và dần dần hai bên chạm tới nhau qua một chiếc cầu ngôn từ đó là chữ “soi” và chữ nhòm. Nhờ vậy, thi nhân và ánh trăng trở nên hòa nhập với nhau, giao hòa, phản chiếu và cùng cất lên một điệu hồn giống nhau. Trăng đã được nhân hóa như một vị khách quen “nhòm”, “ngắm” để rồi soi sáng, trở thành điểm tựa cho thi sĩ. Từ “ngắm” xuất hiện đầu câu thơ trên và phần cuối câu thơ dưới tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín giữa người ngắm trăng và trăng ngắm người. Nhờ điệp ngữ “trăng” mà căn phòng giam cũng vừa được ngập tràn ánh trăng sáng. Có lẽ không đâu khác chính nhờ niềm lạc quan trước thực tại mà thi sĩ mới có thể cảm nhận được ánh sáng đẹp đẽ của trăng đến như vậy. Cũng giống như Tố Hữu trong “Khi con tu hú” vậy, giữa chốn tù đày vẫn nhận ra một bức tranh hè lộng lẫy, sôi động, rộn ràng chẳng phải nhờ có tinh thần lạc quan đó sao?

Tóm lại, bài thơ “Ngắm trăng” tuy ngắn gọn nhưng chứa nhiều hình ảnh đặc sắc, giàu tính biểu tượng kết hợp với nhịp thơ linh hoạt, ngôn từ mộc mạc, gieo vần đắc địa… đã bộc lộ sâu sắc tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh cũng như tinh thần vượt lên trên hiện thực tầm thường để tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng

Hoài Lê

Bài viết liên quan