Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ


Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng: Tên tuổi của Thế Lữ gắn liền với bài thơ “Nhớ rừng”, bài thơ đã thể hiện tâm trạng uất hận, chán ghét thực tại nô lệ và nhớ tiếc về quá khứ tự do, đồng thời thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt, lòng yêu nước thầm kín

2. Thân bài

-Cảnh con hổ sống trong vườn bách thú:

+ Đoạn thơ đầu đã thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm trong không gian bé nhỏ, tù túng và ngột ngạt.

+ Nỗi phẫn uất đã chất thành “khối căm hờn”, khối căm hờn ấy đè nặng trong lòng và ngày càng nặng, gậm mãi mà không thấy vơi đi, đành nằm dài trông tháng ngày dần trôi qua

-Nỗi nhớ về thuở quá khứ vàng son của con hổ:

+ Con hổ chẳng còn gì đáng mong chờ ở tương lai phía trước nên chỉ biết trở về với quá khứ

+ hào quang của quá khứ đã tạo nên tâm trạng tự hào cho con hổ về thuở oanh liệt vàng son, nhưng bởi vì thuở ấy đã không còn và cũng không bao giờ trở lại nữa lên tự hào vẫn xen lẫn đau thương, tuyệt vọng

-Sự khinh mạn với thực tại của con hổ: Trở về với cảnh vườn bách thảo, chúa sơn lâm khinh mạn và coi thường bởi tất cả đó chỉ là tầm thường, giả tạo

-Nỗi niềm tâm sự của con hổ:

>> Xem thêm:  Kể lại một việc làm khiến em cảm thấy ân hận

+ Con hổ chỉ còn biết gửi hồn mình về với chốn nước non hùng vĩ, về với núi rừng đại ngàn và ôm tưởng những giấc mộng ngàn.

+ Tiếng than đầy ai oán từ trong đáy lòng của con hổ cũng chính là tiếng than của người dân Việt Nam đang phải sống trong cảnh nô lệ, đó là khao khát được sống tự do

3. Kết bài

 Ý nghĩa bài thơ Nhớ rừng: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời, tác giả đã thấu hiểu rất rõ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Có thể nói, đây là một bài thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương Việt Nam

II. Bài tham khảo

Nhà thơ Thế Lữ là một trong những “ngọn cờ” tiên phong trong phong trào Thơ mới của Việt Nam. Với một tâm hồn dạt dào cảm xúc, khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, Thế Lữ đã đóng góp một phần quan trọng vào sự đổi mới thơ ca nước nhà. Tên tuổi của Thế Lữ gắn liền với bài thơ “Nhớ rừng”, bài thơ đã thể hiện tâm trạng uất hận, chán ghét thực tại nô lệ và nhớ tiếc về quá khứ tự do, đồng thời thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt, lòng yêu nước thầm kín.

Bài thơ được tác giả mượn lời của con hổ trong vườn bách thú, mượn chính nỗi u uất và bế tắc của con hổ để diễn tả tâm trạng bi phẫn của con người. Bài thơ có hai hình ảnh tương phản nổi bật, đó chính là cảnh thực tại con hổ bị nhốt trong vườn bách thú và cảnh con hổ còn ở chốn núi rừng đại ngàn những ngày xưa.

>> Xem thêm:  Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. So sánh vả chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

Đoạn thơ đầu đã thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm trong không gian bé nhỏ, tù túng và ngột ngạt. Nỗi phẫn uất đã chất thành “khối căm hờn”, khối căm hờn ấy đè nặng trong lòng và ngày càng nặng, gậm mãi mà không thấy vơi đi, đành nằm dài trông tháng ngày dần trôi qua. Con hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm khi bị nhốt trong cũi sắt, biến thành trò lạ mắt và thứ đồ chơi của con người, bị hạ xuống ngang hàng với bọn gấu dở hơi và bọn báo vô danh thấp kém. Thực tại phũ phàng khiến cho con hổ nhớ về thuở quá khứ da diết, thuở còn vùng vẫy tự do, là chúa tể sơn lâm:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi”

Con hổ chẳng còn gì đáng mong chờ ở tương lai phía trước nên chỉ biết trở về với quá khứ, hào quang của quá khứ đã tạo nên tâm trạng tự hào cho con hổ về thuở oanh liệt vàng son, nhưng bởi vì thuở ấy đã không còn và cũng không bao giờ trở lại nữa lên tự hào vẫn xen lẫn đau thương, tuyệt vọng. Bức tranh của núi rừng đại ngàn hiện lên ở những thời điểm khác nhau, cảnh nào cũng tráng lệ và thấm đẫm nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ:

>> Xem thêm:  Soạn bài Nhớ Rừng

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối…

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” đã nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ với quá khứ huy hoàng, tiếng than cất lên trước thực tại phũ phàng mà con hổ đang phải chịu đựng, hồi tưởng đẹp đã kết thúc trong tiếng thở dài u uất. Trở về với cảnh vườn bách thảo, chúa sơn lâm khinh mạn và coi thường bởi tất cả đó chỉ là tầm thường, giả tạo:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,…

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”

Đoạn cuối bài thơ với giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của con hổ:

“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ…

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Con hổ chỉ còn biết gửi hồn mình về với chốn nước non hùng vĩ, về với núi rừng đại ngàn và ôm tưởng những giấc mộng ngàn. Tiếng than đầy ai oán từ trong đáy lòng của con hổ cũng chính là tiếng than của người dân Việt Nam đang phải sống trong cảnh nô lệ, đó là khao khát được sống tự do.

Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời, tác giả đã thấu hiểu rất rõ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Có thể nói, đây là một bài thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương Việt Nam.

Bài viết liên quan