Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên


Đề bài: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Bài làm

Vũ Đình Liên là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân tiểu biểu của Việt Nam. Tuy rằng sự nghiệp thơ văn của Vũ Đình Liên không đồ sộ nhưng những bài thơ ông để lại đều ẩn chứa niềm hoài cổ sâu sắc mà ông tự gọi là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”. Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được nhắc đến khá nhiều bởi tính tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ đồng thời là dấu ấn của một thời kì đất nước chuyển mình mạnh mẽ.

Vũ Đình Liên (1913-1996) vốn là Nho gia, do không đỗ đạt làm quan nên về quê dạy học. Bài thơ ra đời vào năm 1936, khoảng thời gian chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, Nho học không còn được coi trọng, những người làm ông đồ dạy chữ như Vũ Đình Liên sống rất chật vật.

Bài thơ “Ông đồ” giàu niềm cảm thương sâu sắc về những con người tài hoa không gặp thời và thể hiện thái độ luyến tiếc truyền thống văn hóa xa xưa của dân tộc.

Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ông đồ trong khoảng thời gian huy hoàng:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

 

>> Xem thêm:  Thuyết minh cách làm món canh chua cá lóc Nam Bộ

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay””

Thời gian được nhắc tới ở đây là mùa xuân nhưng nó không dừng lại ở một năm cố định mà kéo dài “mỗi năm” và “lại”. Hình ảnh ông đồ được khắc họa là “già”, ngồi bày giấy, mực bên phố. Trong đó, ông đồ đặt giữa phông nền của hoa đào nở thắm, màu mực là loại mực Tàu thơm, bóng, mịn; giấy mang sắc “đỏ” rất đậm và con đường thì “đông” người qua lại. Như vậy, bức tranh cảnh sắc vô cùng sối động, đậm đà hương sắc nhấn mạnh một giai đoạn hết sức huy hoàng.

Sắc là thế, tài cũng nổi trội không kém. Tác giả nhấn mạnh “bao nhiêu người” và “tấm tắc ngợi khen” cho thấy tài năng của ông đồ vang xa, được nhiều người thán phục.

Người ta nói “Nét chữ nết người”. Những con chữ dưới đôi tay hoa tay ngọc như nói lên được tính cách thảo thơm như mùi mực, màu giấy và thanh thoát, uyển chuyển như “phượng múa rồng bay” của ông đồ.

phan tich bai tho ong do cua nha tho vu dinh lien - Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông Đồ

Chữ “nhưng” mở đầu đoạn thơ tiếp như vế lật lại của toàn bộ vẻ huy hoàng phía trên, mở ra không gian đầy dự cảm không lành:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Mực đọng trong nghiên sầu…

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Vẫn là thời gian lặp lại “mỗi năm” nhưng câu hỏi đầy thanh âm thở than của một tâm hồn đa cảm: “nay đâu?”. Thời kì đắc ý, vang danh đã đi đâu mất rồi? Màu giấy từ “đỏ” nay chỉ còn “buồn không thắm”. Giấy biết buồn ư? Là lòng người buồn mới đúng. Mực tàu thơm nay không dùng đến cứ ứ đọng mãi trên “nghiên sầu”. Nghiên mực mà biết sầu ư? Là lòng người sầu mới đúng. Còn ông đồ? Hình ảnh ông đồ “ngồi đấy” đi kèm với từ “vẫn” miêu tả chân dung một con người chán trường, mòn mỏi. Còn người thuê viết? Trái với lúc trước, nay trở thành “không ai hay”. Người vẫn vậy, vẫn đông như thế nhưng chẳng còn ai nhớ quan tâm nữa. Chỉ độc một chiếc lá vàng rụng rơi trong mưa bụi mùa xuân như sự nghiệp bán chữ Tết đang đi tới hồi kết.

Khổ thở cuối đánh dấu khoảnh khắc kết thúc thực sự:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Đến lúc này, năm tháng đã rõ ràng, chính là năm nay – cái năm mà mọi thứ chính thức dừng lại. Xuân vẫn tới, đào vẫn nở như đúng quy luật song “ông đồ già” đã trở thành “ông đồ xưa” và không còn xuất hiện dưới góc phố nữa.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cái quạt

Từ thương cảm cho ông đồ và tài năng ông đồ, tác giả đã mở rộng lòng để thương cảm cho cả một lớp thế hệ của “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, phải hiểu rõ ràng rằng “hồn” ở đây là tâm hồn chứ không hẳn là linh hồn. Không phải vì một lớp người tài năng như ông đồ đã ra đi cả mà là tâm hồn của họ đã thuộc về quá khứ vĩnh viễn. Hoài cổ về nét đẹp truyền thống một thời, đó là tinh thần hết sức nhân văn mà Vũ Đình Liên phản ánh.

Tóm lại, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên theo thể thơ ngũ ngôn, từ ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, hình ảnh phong phú, giàu sức liên tưởng góp phần làm nổi bật lên tinh thần bài viết: nỗi niềm hoài cổ những giá trị văn hóa đẹp.

Hoài Lê

Bài viết liên quan