Phân tích bài thơ: “Tát nước đầu đình” để chứng minhca dao là những viên ngọc sáng không tì vết


Đề bài: em hãy phân tích bài thơ sau: “Tát nước đầu đình” để chứng minh ca dao là những viên ngọc sáng không tì vết

Nhắc kho tàng văn học dân gian Việt Nam là người ta nhắc tới những bài ca dao, đồng ca mà đã nhắc tới ca dao thì chủ đề xuyên suốt và được mọi người đón nhận là đề tài về tình yêu đôi lứa, đó là thứ tình cảm trong sáng, ngây thơ, pha chút đôn hậu, mộc mạc, xuất phát từ tận đáy lòng, chân thành nhưng cũng không kém phần nồng cháy để rồi cuối cùng tình yêu ấy được đơm hoa kết trái, nên duyên vợ chồng. Những câu ca dao ấy được ví như “những viên ngọc sáng không tì vết” đẹp một cách tự nhiên không cần chế tác. Để làm rõ luận điểm trên chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích tác phẩm: “tát nước đầu đình”.

Bài ca dao “tát nước đầu đình” lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu đôi lứa trong sáng và đôn hậu, trong bài ca dao ấy, chàng trai của chúng ta muốn được tỏ tình với cô gái và ước mong sau này mình và cô gái chàng đem lòng yêu mến được kết duyên vợ chồng. Bài thơ lấy bối cành vùa tự nhiên, nhưng ại còn chút e ngại, bén lén, đó là câu chuyện rất đời thường, chàng trai đã phải lòng một cô gái xênh đẹp nào đó, họ muốn đi xa hơn nữa, bằng việc tỏ tình, hẹn hò và đi tới hôn nhân. Để có thể tiếp cận cô gái một cách tự nhiên chàng bèn nghĩ ra cách với lý do hết sức hài hước và buồn cười, đó là chàng để quên áo, nhưng lại phải để quên trên cành hoa sen:

>> Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Chẳng thơm cũng thể hoa nhài …

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Nhặt được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”

Chàng trai trong bài thơ của chúng ta, đã trót mang tâm sự, thầm yêu trộm nhớ cô gái trong làng, anh ta muốn được bày tỏ tâm tình của mình để cô gái hiểu, và cố gắng chọn địa điểm không gian thật nên thơ và yên bình. Chàng ta chọn ngay “đầu đình” mà phải có “cành hoa sen” nhưng người ngoài nhìn vào thì phát hiện cái vô lý trong lý do anh đưa ra để được gặp cô gái đó là ta biết rằng, “hoa sen thì đời nào có cành cơ chứ, mà nó yếu ớt, mỏng manh như thế thì ai nỡ để cái áo của mình vắt lên đó”. Bởi vậy mới nói, ca dao phản ánh đời thực của con người đôn hậu đó như “viên ngọc quý không tì vết”.

Nhưng thứ anh ta đâu hướng tới là chiếc áo kia đâu, mà đằng sau đó là cả “trời” tâm sự muốn giãi bày cùng cô gái, chàng trai bày tỏ với cô gái: “Nhặt được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà” và anh ta khẳng định là cô gái đó đã nhặt được chiếc áo của anh, sao lại không trả cho anh mà giữ trong nhà làm tin phải không. Điều đó cho thấy chàng trai của chúng ta thật thông minh, lấy cái cớ mất áo và hỏi dò cô gái anh yêu có phải là cô ấy lấy chiếc áo của anh không, ý là hỏi xem cô có tình cảm với anh ta không rồi mới giải bày tâm tình của mình tiếp.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

“Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Khâu rồi anh sẽ trả công”

Anh đã tìm mọi cách để có thể tiếp cận và thăm dò cô gái nhưng cách bày tỏ của anh thật tế nhị, mà kín đáo, chứ không thẳng thừng để cô gái phải ngại mà anh cũng không bị xấu hổ nếu cô gái đó từ chối. Vẫn là “cái áo” quen thuộc đó nhưng anh đã phát triển nó lên, lấy cớ rằng “mẹ anh thì đã già, anh lại chưa có vơ” áo anh rách như thế, liệu có ai chịu giúp anh khâu áo cho anh được không. Điều này cho thấy chàng trai đã có cảm tình với cô gai từ lâu nhưng bây giờ mới đủ can đảm để thổ lộ tình cảm của mình và giải bày tâm sự đó ra, chàng tỏ tình sao mà yêu mà quý đến thế. Nếu cô gái đồng ý, anh sẵn sàng nguyện sẽ yêu thương, chung thủy và cùng cô gái xây dựng gia đình hạnh phúc, anh không có nhiều tiền nhưng anh sẽ bù đắp cho cô bằng tình cảm, sự quan tâm và ân cần chăm sóc cô.

“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo một vò rượu tăm

Giúp cho đôi chiếu em nằm”

>> Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Nếu cô gái chịu khâu giúp anh cái áo “sứt chỉ đường tà” thì anh hứa lúc cô lấy chồng anh sẽ “Giúp cho một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp cho đôi chiếu em nằm” đây thật sự là những lễ vật quý đối với đám cưới thời xưa.

Ta có thể hiểu hai cách, với từ “giúp” của chàng trai, đó là anh chàng sẽ đưa những món sính lễ này sang xin cưới cô gái, nếu đồng ý thì họ nên duyện vợ chồng, còn cách hiểu thứ hai đó là khi cô gái lấy chồng, lấy một người khác thì anh sẽ hết lòng giúp cô, chúc cô mãi mãi hạnh phúc ““Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Nhưng có lẽ ta nên hiểu theo nghĩa thứ nhất thì sẽ hợp lý hợp tình hơn.

Những câu ca dao đúng là những “viên ngọc sáng không tì vết” những thứ như tưởng chừng vô lý lại trở nên có hồn và hữu tình đến vậy, những câu ca dao, nó khiến chúng ta thấy được sự thông minh nhưng lại vô cùng trong sáng và thuần khiết, thể hiện tình yêu đẹp đẽ của người xưa thật đáng quý.

Bài viết liên quan