Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao


Đề bài: Bằng sự am hiểu về đời sống của người nông dân trong xã hội xưa, tác giả Nam Cao không chỉ phát hiện ra bi kịch của con người không chỉ do nghèo khổ, bị bóc lột mà còn là bi kịch bị tha hóa về nhân cách. Anh chị hãy phân  tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vào vấn đề cần phân tích: Nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thể đến Chí Phèo, truyện ngắn này đã hướng đến phản ánh nỗi đau khổ của con người, đó không chỉ là cái khổ do nghèo, do bóc lột mà còn là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa về nhân cách.

2. Thân bài

-Thông qua nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã chỉ ra một bi kịch khủng khiếp đã từng tồn tại trong đời sống của người nông dân trong xã hội xưa, đó chính là bi kịch bị tha hóa về nhân cách.

– Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện như bao người nông dân khác trong làng Vũ Đại

– vì thói ghen tuông vớ vẩn của Bá Kiến mà Chí trở thành nạn nhân của cường quyền, thống trị –> Chí Phèo phải đi tù 7, 8 năm.

– Nhà tù thực dân đã làm biến đổi Chí từ một anh canh nông hiền lành trở thành tên côn đồ có diện mạo dữ tợn, lưu manh.

– Có thể dễ dàng nhận ra khi ra tù Chí đã bị tha hóa về nhân hình với cái đầu trọc lóc, cái rang cạo trắng hớn cùng những hình xăm gớm ghiếc.

–  Sau khi đi tù về, Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến dùng để trừng trị những kẻ ở phe cánh đối địch

–> chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến thì Chí đã bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân cách.

– Trong mắt người dân làng Vũ Đại, Chí chỉ là con quỷ dữ, là thứ người- vật không ai công nhận.

– Bi kịch tha hóa được tạo nên từ chính chế độ thống trị bạo tàn, vô nhân tính, trước Chí Phèo còn có Binh Chức, Năm Thọ…

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự nôn nóng

– Hơi ấm của bát cháo hành đã làm Chí thực sự tỉnh ngộ, hắn nhận ra tội ác mà mình đã gây ra, hắn khao khát được làm hòa với mọi người  và mong muốn trở lại làm người lương thiện.

– Để trả giá cho tất cả những tội ác mà mình gây ra, Chí chỉ có thể lựa chọn cái chết như một giải pháp tất yếu.

3. Kết bài

Tác giả Nam Cao ở đây đã hướng ngòi bút đến bi kịch khủng khiếp của con người để phát hiện ra bản chất lương thiện vẫn tồn tại bên trong hình hài của con thú dữ ấy.

II. Bài tham khảo

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực chủ nghĩa xuất sắc nhất của thế kỉ XX. Bằng tài năng bậc thầy cùng sự am hiểu về đời sống nông dân, nông thôn, trong những sáng tác của mình, Nam Cao đã khắc họa vô cùng sống động về cuộc sống, số phận của những người nông dân trong xã hội xưa. Nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thể đến Chí Phèo, truyện ngắn này đã hướng đến phản ánh nỗi đau khổ của con người, đó không chỉ là cái khổ do nghèo, do bóc lột mà còn là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa về nhân cách.

Viết về đề tài nông thôn, nông dẫn đã có rất nhiều nhà văn lớn chắp bút và sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị. Vì vậy có thể nói, lựa chọn mảng đề tài quen thuộc này, Nam Cao là người đến muộn, và để khẳng định vị trí của mình trên văn đàn đòi hỏi Nam Cao phải có sự đổi mới về nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật.

Bằng tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận và đánh giá, tác giả Nam Cao vẫn hướng đến phản ánh cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột của người nông dân nhưng ông không chỉ dừng lại ở đó mà còn hướng ngòi bút đến một khía cạnh hoàn toàn mới mẻ, đó chính là đời sống về tinh thần của người nông dân ấy. Trong truyện ngắn Chí Phèo, thông qua nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã chỉ ra một bi kịch khủng khiếp đã từng tồn tại trong đời sống của người nông dân trong xã hội xưa, đó chính là bi kịch bị tha hóa về nhân cách.

>> Xem thêm:  Hãy phân tích thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
phan tich bi kich tha hoa cua nhan vat chi pheo trong truyen ngan cung ten cua nam cao - Phân  tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Phân  tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện như bao người nông dân khác trong làng Vũ Đại, Chí cũng có những giấc mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, giản đơn với công việc của nhà nông “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”. Tuy nhiên, trong sự nghiệt ngã của số phận, giấc mơ nhỏ bé, đời thường ấy của Chí cũng mãi không thể trở thành hiện thực.

Ngay từ nhỏ Chí đã bị bỏ rơi ở lò gạch bỏ hoang, phải đi ở hết cho  nhà này đến nhà khác. Khi làm người ở cho nhà Bá Kiến, vì thói ghen tuông vớ vẩn của Bá Kiến mà Chí trở thành nạn nhân của cường quyền, thống trị. Bằng quyền lực và những mối quan hệ, Bá Kiến có thể dễ dàng đẩy Chí vào cảnh tù tội đến bảy, tám năm. Để khi ra tù, không còn ai có thể nhận ra anh Chí hiền lành của ngày xưa. Nhà tù thực dân đã làm biến đổi Chí từ một anh canh nông hiền lành trở thành tên côn đồ có diện mạo dữ tợn, lưu manh.

Có thể dễ dàng nhận ra khi ra tù Chí đã bị tha hóa về nhân hình với cái đầu trọc lóc, cái rang cạo trắng hớn cùng những hình xăm gớm ghiếc.  Sau khi đi tù về, Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến dùng để trừng trị những kẻ ở phe cánh đối địch. Cũng từ đây Chí triền miên trong những cơn say, và trong cơn say hắn đã gây ra bao việc ác, một tay hắn đã phá nát bao cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của bao người dân lương thiện.

>> Xem thêm:  Soạn bài các phương châm hội thoại tiếp theo (2)

Nếu khi mới ra tù Chí mới bị tha hóa về nhân hình cùng với vẻ dữ tợn, bất cần mà nhà tù thực dân tạo nên thì khi chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến thì Chí đã bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân cách. Trong mắt người dân làng Vũ Đại, Chí chỉ là con quỷ dữ, là thứ người- vật không ai công nhận. Ngay cả tiếng chửi của Chí Phèo cũng không ai đáp lại. Hành động này như một sự phủ nhận, khước từ sự tồn tại của Chí trong làng Vũ Đại.

Bi kịch tha hóa được tạo nên từ chính chế độ thống trị bạo tàn, vô nhân tính, trước Chí Phèo còn có Binh Chức, Năm Thọ…họ là những công cụ mà giai cấp thống trị dùng để củng cố quyền lực. Nếu Trương Ba trong Hồn TRương Ba,da hàng thịt tự ý thức được ki kịch tha hóa của mình thì Chí Phèo lại không hề nhận thức được điều đó, hắn triền miên trong những cơn say, ý thức của hắn chưa lúc nào tỉnh táo hoàn toàn nên không thể nhận thức được sự tai hại mà mình đã gây ra.

Chỉ khi thực sự thoát khỏi cơn say, hơi ấm của bát cháo hành đã làm Chí thực sự tỉnh ngộ, hắn nhận ra tội ác mà mình đã gây ra, hắn khao khát được làm hòa với mọi người  và mong muốn trở lại làm người lương thiện. Tuy nhiên, con đường lương thiện khó có thể quay trở lại như khát khao của Chí, để trả giá cho tất cả những tội ác mà mình gây ra, Chí chỉ có thể lựa chọn cái chết như một giải pháp tất yếu.

Bi kịch tha hóa đã biến Chí Phèo từ người nông dân lương thiện trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Tác giả Nam Cao ở đây đã hướng ngòi bút đến bi kịch khủng khiếp của con người để phát hiện ra bản chất lương thiện vẫn tồn tại bên trong hình hài của con thú dữ ấy.

Bài viết liên quan