Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong bài Bánh trôi nước


Đề bài: Bánh trôi nước là bài thơ viết về vẻ đẹp và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Em hãy phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong bài “Bánh trôi nước”.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là một cây bút tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam.
  • Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nữ thi sĩ.

2. Thân bài 

  • Sự phát hiện và nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ.
  • Sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh, lận đận long đong của người phụ nữ.
  • Lên án chế độ phong kiến đã đẩy số phận người phụ nữ đến bi kịch.
  • Sự ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
  • Vẻ đẹp tâm hồn, ngòi bút nhân đạo của nhà thơ.

3. Kết bài

 Khái quát lại vấn đề: “Bánh trôi nước” không chỉ nói về vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn bộc bạch nỗi lòng và thể hiện rõ tài năng của chính tác giả. Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ có những vẻ đẹp tâm hồn rất đáng được nâng niu và trân trọng.

>> Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy cô giáo cũ

II. Bài tham khảo cho đề phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong Bánh trôi nước

Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam hiện lên với những vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn. Tuy nhiên, cuộc đời của họ phải chịu nhiều thiệt thòi, bi kịch. Một trong những cây bút tiêu biểu bênh vực cho người phụ nữ ở giai đoạn này chính là “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nữ thi sĩ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Trước hết, đó chính là sự phát hiện, nâng niu và trân trọng cái đẹp. Cái đẹp đầu tiên mà tác giả muốn nói đến chính là vẻ đẹp của chiếc bánh. Đó là một thức quà hấp dẫn với một hình thức tròn trịa, hấp dẫn. Nhưng sâu xa hơn, đó là sự phát hiện vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ. Họ có một vẻ đẹp tròn đầy, trong trắng và phúc hậu. Hơn ai hết, nhà thơ cảm nhận rõ cái đẹp này, vì vậy mà thi sĩ luôn biết trân trọng, nâng niu.

phan tich de lam noi bat ve dep tam hon nguoi phu nu duoc the hi - Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong bài Bánh trôi nước
Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong bài Bánh trôi nước

Không chỉ phát hiện ra vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ, nhà thơ còn cảm nhận được bi kịch của cuộc đời họ. Hai từ “thân em” gợi một mô típ quen thuộc trong văn học dân gian thường dùng để nói về những bi kịch của người phụ nữ. Bởi chăng, họ phải trải qua những gian truân:

>> Xem thêm:  Lập chương trình hoạt động Tổ chức tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đó không đơn thuần chỉ là công việc nấu bánh mà có lẽ, nhà thơ muốn nói nhiều hơn về cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ. Dùng đảo ngữ “bảy nổi ba chìm”, Hồ Xuân Hương muốn nhấn mạnh cuộc đời trôi dạt, lận đận của những tấm thân nhỏ bé, bị coi thường trong xã hội bấy giờ. Họ không biết đi đâu về đâu, không biết phải trải qua bao nhiêu sóng gió mới có thể tìm được hạnh phúc. Nhà thơ nói về điều này với một thái độ xót xa, thương cảm.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lại nói về chiếc bánh, xấu hay đẹp, tròn hay méo đều tùy thuộc vào tay người nặn.  Cũng như vậy, người phụ nữ không được phép định đoạt cuộc đời mà phải phụ thuộc vào gia đình, vào xã hội. Đó chính là bi kịch lớn nhất của người phụ nữ, không được quyền tự do yêu đương, không được quyền lựa chọn hạnh phúc. Từ đây, tác giả lên án chế độ phong kiến đã đẩy số phận người phụ nữ trở nên bi kịch. Bà thấm thía rõ bi kịch đó và thể hiện sự đồng cảm sâu sắc.

Mặc dù vậy, người phụ nữ vẫn giữ được những nét đẹp vốn có:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cam chịu là vậy nhưng người phụ nữ vẫn là những người mạnh mẽ với thái độ kiên quyết “giữ tấm lòng son”. Không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà người phụ nữ còn mang vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, son sắt. Hồ Xuân Hương đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Đó là những con người phải trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giữ cho mình những giá trị tốt đẹp.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà… Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Mượn hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói về người phụ nữ, qua đó đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bà không chỉ phát hiện, trân trọng mà còn ca ngợi những vẻ đẹp của người phụ nữ. Cũng từ đó nhà thơ thể hiện sự đồng cảm đối với số phận trôi dạt, bấp bênh và lận đận của họ. Và Hồ Xuân Hương đã âm thầm phê phán chế độ phong kiến vùi dập người phụ nữ. Nói như vậy để thấy được ngòi bút nhân đạo, tấm lòng nhân hậu và tâm hồn cao đẹp của thi sĩ.

Như vậy, “Bánh trôi nước” không chỉ nói về vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn bộc bạch nỗi lòng và thể hiện rõ tài năng của chính tác giả. Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ có những vẻ đẹp tâm hồn rất đáng được nâng niu và trân trọng.

Bài viết liên quan