Phân tích hình tượng hoa trong bài thơ Tây Tiến


Phân tích hình tượng hoa trong bài thơ Tây Tiến

Bài làm

Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến. Nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng “hoa” trong Tây Tiến mang những ý nghĩa mới lạ, sâu xa.
Tây Tiến là tên của Trung đoàn Tây Tiến, thành lập năm 1947. Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây). Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô” Hình tượng là phương tiện phản ánh của văn chương. Hình tượng Hoa đi vào trong Tây Tiến hết sức tự nhiên, trở thành một trong những hình ảnh đẹp khẳng định chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, nhiều câu chữ xuất thần.
Chữ “Hoa” xuất hiện ba lần trong toàn bài, đạt tới sự thăng hoa của cảm xúc. Lần thứ nhất, “hoa” xuất hiện trong đoạn thơ:

  • “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
  • Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
  • Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  • Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
>> Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề Bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu

“Hoa” ở đây có thể miêu tả những người lính Tây Tiến hành quân cùng với những cánh hoa rừng làm nên nét đẹp lãng mạn trẻ trung yêu đời của những người lính trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. “hoa” ở đây còn có thể hiểu là hoa lửa. Những người lính hành quân trong đêm về Mường Lát, hành quân trong đêm rừng nên phải đốt đuốc để đi. Trong con mắt của nhà họa sĩ, thi sĩ Quang Dũng cảnh tượng ấy đẹp như những bông hoa lửa lung linh huyền ảo. Tâm hồn lãng mạn tài hoa của Quang Dũng phát hiện và làm cho cái đẹp thăng hoa ngay trong cái gian khổ của cuộc hành quân trong đêm rừng, sương núi.
Tiếp đến là hình ảnh hoa trong đoạn thơ:

  • “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
  • Kìa em xiêm áo tự bao giờ
  • Khèn lên man điệu nàng e ấp
  • Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.

Vẫn là hoa lửa đuốc nhưng là lửa đuốc trong một đêm liên hoan văn nghệ bên cảnh sông nước thơ mộng. Nó sưởi ấm tình quân dân, thắp sáng núi rừng, thắp sáng và tôn lên những bộ xiêm y lộng lẫy của những cô gái Thái, Mường ở Tây Bắc khiến những chàng trai Hà Thành trong đoàn Bình Tây Tiến phải thốt lên ngỡ ngàng “kìa em xiêm áo từ bao giờ”. Cái nhìn điện ảnh cùng với tâm hồn lãng mạn bay bổng của thi sĩ xứ Đoài mây trắng đã làm sống dậy sinh động trước mắt người đọc một cảnh tượng đẹp mê hồn lung linh kỳ ảo. Có thể nói đây là một trong những câu thơ đậm chất lãng mạn Quang Dũng. Nó vừa thực, vừa mộng, vừa tình, vừa duyên, vừa tinh nghịch lại vừa ngộ nghĩnh trẻ trung tươi tắn đầy sức sống, giúp người lính có thêm sức mạnh để vượt lên những gian khổ thiếu thốn của cuộc trường chinh.
Trong bài thơ Tây Tiến, chữ “Hoa” cũng xuất hiện trong đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp thơ mộng của sông nước miền Tây:

>> Xem thêm:  Ý thức tự lập của học sinh-nghị luận

  • “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
  • Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
  • Có nhớ dáng người trên độc mộc
  • Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Chữ “Hoa” đã thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên. Hình ảnh những bông hoa rừng đong đưa như làm duyên trên dòng nước lũ làm khổ thơ đẹp hơn rất nhiều. Nó gợi tả hình ảnh những thiếu nữ miền sơn cước trong trang phục truyền thống uyển chuyển, duyên dáng, đang đong đưa chèo thuyền, làm duyên với những cánh hoa trên mặt nước. Ba chữ “Hoa đong đưa” gợi một cảm xúc rất tình tứ và duyên dáng. Thật khó để phân biệt rạch ròi đâu là người đâu là hoa.Viết về vẻ đẹp của hoa rừng, ít nhà thơ nào viết được như vậy. Cả ba chữ “Hoa” trong bài thơ Tây Tiến đều khiến ta hình dung một Tây Tiến đẹp vẻ huyền ảo, đẹp lung linh, đầy duyên dáng.
Chỉ một chữ “hoa” thôi đã làm nên một hình tượng hoa thật đẹp. Từ đó, Quang dũng viết nên những vần thơ của cảm xúc thăng hoa, những cảm nhận tinh tế. Những cách lí giải khác nhau về hình tượng Hoa khiến cho bài thơ thêm phần ấn tượng, lời thơ thêm phần ý nghĩa. Từ đó, đem đến cho người đọc và người sáng tác những bài học quý giá. Đối với người tiếp nhận, chúng ta cần chú ý phân tích và hiểu rõ, hiểu rộng những tầng ý nghĩa của hình tượng, để đồng cảm với tác giả. Đối với người sáng tác, cần sáng tạo những hình tượng mới mẻ, qua đó gửi gắm tư

Bài viết liên quan