Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán


Bằng tài năng nghệ thuật hơn người, Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều đã xây dựng được những nhân vật điển hình chỉ bằng một vài nét phác họa, một trong những nhân vật đặc sắc nhất trong truyện Kiều là Hoạn Thư. Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật Hoạn Thư

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích và nhân vật Hoạn Thư: Nguyễn Du đã phác họa rất thành công bộ mặt khôn ngoan, lời nói giảo hoạt của Hoạn Thư trong đoạn trích này

2. Thân bài

  • Hoạn Thư là một người nham hiểm, lắm mưu nhiều kế: Hoạn Thư là người nham hiểm, ghen tuông ghê gớm và bịa chuyện bày mưu thâm độc
  • Hoạn Thư là một người thông minh, lanh lợi và mưu trí:. Vốn là người giảo hoạt, Hoạn Thư  đã nhanh chân thanh minh chuyện cũ với Thúy Kiều
  • Hoạn Thư cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến thối nát: Hoạn Thư đã tự biến mình thành nạn nhân của chế độ phong kiến đa thê

3. Kết bài

 Ý nghĩa việc xây dựng hình tượng nhân vật Hoạn Thư: Qua nhân vật Hoạn Thư, ta thấy tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự đồng cảm và nhân đạo đối với nhân vật này

II. Bài tham khảo

Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” với nội dung Thúy Kiều đền ơn những người đã giúp mình, đồng thời trừng trị những kẻ tàn ác từng hãm hại mình. Trong cả tác phẩm, Hoạn Thư là một nhân vật được người đọc có ấn tượng sâu sắc, bằng ngòi bút tinh tế và sắc sảo, Nguyễn Du đã phác họa rất thành công bộ mặt khôn ngoan, lời nói giảo hoạt của Hoạn Thư trong đoạn trích này.

>> Xem thêm:  MS482 - Tả cảnh bình minh trên biển

Nhân vật Hoạn Thư hiện lên là một con người lắm mưu nhiều kế, dùng vẻ bề ngoài cởi mở của mình để giấu đi bộ mặt nham hiểm và bụng dạ hẹp hòi ích kỉ của mình:

“Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao”

Ta dễ dàng nhận thấy, Hoạn Thư là người nham hiểm, ghen tuông ghê gớm và bịa chuyện bày mưu thâm độc, cũng chính vì sự ghen tuông của Hoạn Thư  mà cuộc sống của Thúy Kiều gặp nhiều gian nan, sóng gió. Khi Thúy Kiều đã làm vợ Từ Hải, nàng từ một cô gái lầu xanh nay đã trở thành một phu nhân, với quyền lực trong tay, nàng có thể dễ dàng thực hiện việc báo ân báo oán. Gặp lại Thúy Kiều trong hoàn cảnh này, Hoạn Thư  không khỏi giật mình, lo lắng và hoảng sợ:

“Thoắt trông nàng đã chào thưa

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”

phan tich hinh tuong nhan vat hoan thu trong doan thuy kieu bao an bao oan - Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán
Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

Có thể Hoạn Thư còn bị hồn siêu phách lạc, bởi giờ đây làm sao trốn chạy khỏi những chuyện nàng ta đã gây ra cho Thúy Kiều, trong khi Thúy Kiều bây giờ có thể hô mưa gọi gió, “tính sổ” với Hoạn Thư không có gì là khó khăn. Khi trông thấy Thúy Kiều ngồi trên ghế cao, vị trí của một người quyền cao chức trọng, Hoạn Thư đã biết điều hạ mình, nhã nhặn trước Thúy Kiều nhằm bảo toàn tính mạng chính mình. Vốn là người giảo hoạt, Hoạn Thư  đã nhanh chân thanh minh chuyện cũ với Thúy Kiều:

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây phong ba

“Mùi hôi từ miệng do giun sán gây ra!

Rằng: Tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”

Lời kêu than của Hoạn Thư thể hiện rõ bộ mặt của một người mưu trí, lanh lợi, lý giải việc ghen tuông của mình chỉ vì quá yêu mà sinh hận. Hơn nữa Hoạn Thư còn gợi lại những tình xưa nghĩa cũ, nhằm xóa đi sự đối lập giữa nàng ta và Thúy Kiều, biến mình và Thúy Kiều là những người cùng cảnh ngộ đáng thương. Lời than thở của Hoạn Thư rằng chung số phận đàn bà ai chẳng có tâm lí ghen tuông khi chồng mình có người khác. Hoạn Thư đã tự biến mình thành nạn nhân của chế độ phong kiến đa thê, chịu cảnh chung chồng nên đâm ra ghen tuông mù quáng. Hoạn Thư  vô vùng khôn khéo nhận hết lỗi về mình rồi để xin Thúy Kiều rộng lòng bỏ qua chuyện cũ. Những lời nói vừa có lí và tình ấy của Hoạn Thư đã khiến Thúy Kiều vô cùng ưng tai, mở rộng tấm lòng khoan dung của mình tha cho Hoạn Thư. Chính vì vậy mà qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người khoan dung và nhân hậu, mặc cho Hoạn Thư đã làm nhiều điều khiến cuộc đời nàng lắm gian truân. Hành động của Thúy Kiều phù hợp với tấm lòng cao thượng của Thúy Kiều và đúng lí lẽ cuộc đời.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam

Qua nhân vật Hoạn Thư, ta thấy tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự đồng cảm và nhân đạo đối với nhân vật này, Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư bởi Hoạn Thư cũng chỉ là nạn nhân của chế độ phong kiến mục nát thối rữa này mà thôi.

Bài viết liên quan