Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

Cuộc đời éo le, vất vả ngược lại đã tạo cho nhà văn Kim Lân một vốn sống phong phú và đó là lí do tại sao trang viết của ông rất gần gũi với cuộc đời. Kim Lân am hiểu người nông dân và đưa người nông dân vào trang văn rất tự nhiên. Người nông dân trong truyện ngắn Kim Lân đều là những con người lao động vất vả, lam lũ, cực khổ nhưng rất trong sáng, đôn hậu, luôn lấp lánh niềm tin vào cuộc sống và cách mạng. Điều đó được kết tinh trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.

Kim Lân là một trong những nhà văn đầu tiên và xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông chuyên viết về người nông dân, là “một nhà văn đi về với đất, với người, với thuần hậu thôn quê” (Tô Hoài).

Truyện ngắn “Vợ nhặt” thuộc tập truyện “Con chó xấu xí” (1962), truyện lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945 và có tiền thân từ tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm tái hiện lại nguyên vẹn hiện thực nạn đói kinh hoàng vào mùa xuân 1945 sau khi phát xít Nhật bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay và cái thảm cảnh người dân cũng như khí thế sục sôi của người lao động nghèo vùng dậy làm cách mạng được thể hiện đầy đủ trong tác phẩm.

Tình huống truyện được Kim Lân xây dựng khá độc đáo. Nó là một cuộc tình cờ “nhặt vợ” của một anh chàng tên Tràng cứ ngỡ là sẽ không thể nào lấy được vợ trong bối cảnh nạn đói đến bản thân lo còn không xong. Chỉ với một câu hò vui và bát bánh đúc mà người đàn bà sắp chết đói sẵn sàng theo làm “vợ nhặt” của một người đàn ông xa lạ. Tuy nhiên tình huống diễn ra không hề phi lí bởi giữa lúc nạn đói khủng khiếp thì miếng ăn trở thành câu chuyện sống còn và mạng người lại vô cùng rẻ rúng thế nên mới có một cái đám cưới éo le mà cảm động. Hạnh phúc của con người trong nạn đói biến chuyện quan trọng thành đùa cợt và qua đó nổi bật nên không khí chết chóc lúc bấy giờ.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Dọn Về Làng của Nông Quốc Chấn

Trong truyện, Kim Lân đã miêu tả cái đói bằng ngôn ngữ linh hoạt và hình ảnh giàu tính biểu đạt để lột tả thảm cảnh bấy giờ. Không gian sống của con người tựa như một bãi mồ không đủ chỗ chôn xác người. “Người chết như ngả rạ” và những cái thây vô danh “ba bốn cái xác nằm còng queo bên đường” quện đặc và hiện hữu thành mùi vị “mùi gây của xác người”. Cái đói hiện hữu bằng cả âm thanh “tiếng quạ kêu thê thiết”, “tiếng trống thúc thuế rùng rợn” và bằng cả màu sắc hình ảnh “màu xanh xám” của đám người đói, màu đen của quạ đàn, màu “xanh xám như những bóng ma” của đám người bồng bế, dắt díu nhau từ Nam Định, Thái Bình lên. Cái chết như kề cận sau lưng và chênh vênh trước mặt tưởng như chỉ sa chân là có thể theo gót thần chết ra đi nhưng khủng khiếp hơn là con người không có lối thoát nào cả ngoài viếc cố bám víu bằng chút hơi sức cầm cụ cuối cùng.

phan tich tac pham vo nhat cua nha van kim lan - Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Trong hoàn cảnh ấy, những nhân vật Tràng, bà cụ Tứ hay cô “vợ nhặt” được Kim Lân khắc họa để vừa tiêu biểu cho kiếp người đói vừa ngợi ca vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn họ.

Nói về kiếp người đói thì cô “vợ nhặt” chính là tiêu biểu. Người “vợ nhặt” hiện lên đúng là một người phụ nữ nghèo khổ bị cái đói dồn tới đường cùng. Nhân vật này gần như không có một tài sản giá trị nào cả. Ngay cái tên cũng không có. Thị nghèo khổ tới mức không có một cái tên. Cái đói làm thị tàn tạ về hình hài “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, “cái ngực gày lép”, bộ quần áo “rách như tổ đỉa”. Thế ra thi còn không có cả nhan sắc và rồi đến cái duyen con gái cũng mất luôn. Thị bám víu vào câu hát rồi tự mình tìm Tràng để đòi miếng ăn. Thị “ton ton” chạy lại đẩy xe cho Tràng rồi còn cố liếc mắt cười tình. Lần thứ hai, thị “sầm sập” chạy tới “sưng sỉa” đòi ăn, khi được ăn thì “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Cái đói, cái nghèo dường như khiến con người méo mó đi cả nhân hình và tính nết.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói: Thành công hay thất bại hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào?

Khi ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người, Kim Lân đã chú trọng thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Tràng và bà cụ Tứ để chứng tỏ khao khát hạnh phúc của con người. Khi bỗng nhiên có niềm vui nhặt được vợ, Tràng đã sung sướng tới mức như không thể tin điều đó là sự thực trong khi bà cụ Tứ thì ý thức được rằng “không biết có nuôi nổi nhau qua kì này không”, nhưng cuối cùng bà cụ vẫn “mừng lòng” chấp nhận. Trong buổi sáng sớm đầu tiên khi có con dâu mới, mọi người ai nấy như thấy được trách nhiệm vun vén của mình với gia đình. Theo đó, không gian cũng có phần tươi sáng hơn. Những dự tính về tương lai của bà cụ Tứ bên mâm cháo càm đã cho thấy niềm tin vào một tương lai tươi sáng của con người. Hình ảnh lá cở đỏ sao vàng cùng đoàn dân công phá kho thóc Nhật đã cho thấy niềm tin vào Đảng vào Bác của con người.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” có nhiều đặc sắc trong cách dùng từ, hình ảnh nghệ thuật, xây dựng cốt truyện và miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân. Qua đó, người đọc thấy được giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Chính vì vậy mà cho tới ngày nay tác phẩm vẫn giữ nguyên được giá trị của nó.

>> Xem thêm:  "Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác...Mà thơ bay... cánh hạc ung dung" (Tố Hữu - Theo chân Bác). Bốn câu thơ trên giúp em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù.

Hoài Lê

Bài viết liên quan