Phân tích truyện ngắn Làng để thấy được tình yêu làng của nhân vật ông Hai


Truyện ngắn Làng là câu chuyện về một người dân yêu làng, yêu nước. Thông qua tình huống thử thách mang tính éo le, Kim Lân đã để nhân vật của mình bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Em hãy phân tích truyện ngắn Làng để thấy được tình yêu làng của nhân vật ông Hai.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích truyện ngắn Làng

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần Cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc

2. Thân bài

  • Khái quát về nhân vật ông Hai: Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình, ông cứ kể say xưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không
  • Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu: Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào
  • Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây: Nhất là khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được, hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi làng mình theo giặc
  • Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian: Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước
>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải văn lớp 9

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

II. Bài tham khảo cho đề phân tích truyện ngắn Làng

Trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc, lòng yêu nước của nhân dân sẽ là sức mạnh vô cùng to lớn, tạo nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần Cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình, ông cứ kể say xưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào,… Khi giặc kéo về làng, ông muốn ở lại cùng dân làng chiến đấu nhưng do yêu cầu của cấp trên mà ông phải xa làng đến một vùng đất khác.

>> Xem thêm:  Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
phan tich truyen ngan lang de thay duoc tinh yeu lang cua nhan vat ong hai - Phân tích truyện ngắn Làng để thấy được tình yêu làng của nhân vật ông Hai
Phân tích truyện ngắn Làng để thấy được tình yêu làng của nhân vật ông Hai

Dù xa làng nhưng ông luôn hướng về làng, khổ tâm day dứt khôn nguôi. Nhất là khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được, hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi làng mình theo giặc. Từ lúc ấy ông không muốn đi đâu, chỉ ru rú trong nhà, khi bị đuổi đi, ông định quay về làng nhưng rồi chính ông đã phản đối vì: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tâm trạng ông Hai khi ấy là nỗi đau, nỗi xót xa và những giằng xé, nửa tin nửa ngờ. Nhà văn đã cho thấy sự đồng cảm của mình khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật cô cùng chân thật.

Ông Hai chẳng còn biết tâm sự với ai, chỉ biết trò chuyện cùng đứa con út, đó cũng là cách để ông thanh minh cho làng mình. Khi nhận được tin đính chính rằng làng ông không hề theo giặc, những lời đồn đại kia là bịa đặt, ông đã sung sướng và vui mừng khôn xiết, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt và cử chỉ hành động của ông. Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước. Ông nói trong niềm vui hồ hởi: “cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả”. Điều đó đã cho thấy tình cảm của ông đối với làng thật xúc động và đáng khâm phục biết bao.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Trung Thành- văn lớp 9

Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nhân vật và miêu tả tâm lý, diễn biến tâm lý nhân vật thật sắc sảo, đặc biệt là nhân vật ông Hai, tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng.

Bài viết liên quan