Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Mai An Tiêm trong truyện cổ tích “Quả dưa hấu”


Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Mai An Tiêm trong truyện cổ tích “Quả dưa hấu”

Gợi ý

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

A. MỞ BÀI:

(Phát biểu cảm nghĩ chung)

+ Nhân vật em thích nhất trong truyện cổ Quả dưa hấu là Mai An Tiêm.

+ Phẩm chất của An Tiêm đã dẫn tới sự đi đày.

B. THÂN BÀI:

(Phát biểu cảm nghĩ)

1. Cảm phục câu nói khẳng khái.

2. Cảm phục về ý chí tự lập, cải tạo hoàn cảnh của An Tiêm.

– Từ hai bàn tay trắng, giữa đảo hoang nhưng không thất vọng mà tạo ra miếng ăn, tạo ra sự sống.

– Đáng giá:

Nếu không có ý chí không thể tồn tại trong hoàn cảnh đó.

3. Đức tính nhẫn nại và trí thông minh

– Dùng dưa hấu để liên lạc về đất liền.

– Đã được vua cha đón về và xứng đáng hưởng hạnh phúc.

– Đánh giá:

Em như chia sẻ niềm vui với gia đình An Tiêm và càng khâm phục An Tiêm hơn.

An Tiêm đã chứng minh mình không là kẻ ăn bám và không là kẻ xu nịnh.

C. KẾT LUẬN:

+ Cần phấn đấu rèn luyện để có những đức tính như An Tiêm.

+ An Tiêm là tấm gương làm người, cho các bạn học sinh chúng ta.

BÀI LÀM

Có lẽ nhân vật mà em thích nhất trong truyện Quả dưa hấu là An Tiêm. Dù chàng được hưởng bổng lộc của vua ban nhưng An Tiêm vẫn không lấy làm sung sướng mà trái lại nghĩ rằng “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cũng chính câu nói đó mà An Tiêm phải bị lưu đày.

Đức tính của An Tiêm là thế đấy, chàng muốn tự lập, tự hai bàn tay của mình làm ra miếng ăn, manh áo chứ không muốn sống dựa vào người khác. Vì thế mà An Tiêm phải bị đày ra đảo. Không một tất sắt trong tay mà An Tiêm đã tạo cho mình một vườn rau nhỏ, rồi sau đó trồng được một cây có quả ăn rất ngon. Đó là quả “Dưa hấu”. Quả thật nếu ai không có ý chí phấn đấu cao thì không thể nào vượt qua những khó khăn trở ngại quá lớn như An Tiêm. Đức tính này của An Tiêm thật sự đã làm em khâm phục, quí trọng.

Khi trồng được dưa hấu, An Tiêm đã nhẫn nại khắc tên mình vào quả dưa để gởi vào đất liền. Sự nhẫn nại này của An Tiêm đã có kết quả. Đó là sự đón rước của nhà vua đưa vợ chồng An Tiêm trở vào đất liền, hưởng cuộc sống như xưa để bù lại những khổ cực oan trái mà An Tiêm phải gách chịu bởi sự hiểu lầm của nhà vua.

Đọc đến đoạn An Tiêm được trở về đất liền em cảm thấy như mình cùng chia sẻ hạnh phúc với ông. An Tiêm thực sự xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung sướng đầy đủ. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng An Tiêm vẫn không chùn bước, mạnh dạn khắc phục những khó khăn để tạo cho mình một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mặt khác em cũng khâm phục An Tiêm ở lòng tự trọng của chàng. Bởi vì An Tiêm không muôn mọi người nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự nên cố gắng dùng sức lực với bàn tay trắng của mình để chứng minh cho mọi người biết mình không là kẻ ăn bám theo người khác, không là kẻ xu nịnh để hưởng lộc.

>> Xem thêm:  Soạn văn Bài ca côn sơn

Qua nhân vật An Tiêm em thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa, học tập những đức tính đáng quí của ông để trở thành người có ích cho xã hội. An Tiêm thực sự là tấm gương của thế hệ trẻ ngày nay về đức tính tự trọng, can đảm, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ…

Sachtailieu.com

Bài viết liên quan