Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến


Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Bài làm

Tình bạn là một tình cảm rất đỗi thiêng liêng và cao quý. Đề tài này gây cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ xuất sắc. Một trong những tuyệt tác đó chính là bài bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được xưng tụng là Tam Nguyên Yên Đổ. Những vần thơ trữ tình, dí dỏm dã tự động len vào lòng người đọc, người nghe về một tình bạn đậm đà, thắm thiết, không cần những vật chất tầm thường mà vẫn gắn bó keo sơn. Tình bạn tri kỉ đó đã được mọi người truyền từ đời này sang đời khác qua nguyên văn của cụ Nguyễn Khuyến như sau:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trễ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta”

Bài thơ mở đầu thật sinh động và hàm súc bằng hình ảnh như sau: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Đọc câu thơ trên, em cảm nhận được tình cảm của tác giả chất chứa trong từng câu chữ, thể hiện được tình cảm thâm giao sâu sắc khi người bạn đến thăm trong hoàn cảnh nhà thơ cáo quan về ở ẩn tại thôn quê mà từ lâu lắm rồi tình đời bạc bẽo hầu như không ai ngó ngàng tới. Để đáp lại tấm chân tình của người bạn, tác giả đã gọi “bác”. Đại từ “bác” chỉ được sử dụng khi gọi một người mà mình rất mực yêu quý như người thân trong gia đình. Cũng giống như người dân Việt Nam đã gọi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc bằng “Bác Hồ” thể hiện sự kính trọng, lòng yêu thương Bác như một bậc bề trên trong gia đình.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông

Và khi một người bạn thân như ruột thịt đến nhà chơi, chắc chắn phải được tiếp đón thật nồng hậu. Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng như ý ta muốn:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá.”

Ở nông thôn, muốn đãi bạn bằng những món ăn ngon nhất thì phải đi ra chợ, ra phố. Nhưng ngặt một nỗi ngay vào lúc đó, vợ con, người hầu đều di vắng thì làm sao sai bảo ai ra đứợc. Món ăn ngon ngoài chợ không có, thôi thì đành tìm món ăn ngon nhất ở quanh nhà vậy. À, thì ra đây rồi! Có món cá đặc sản của miền quê: món cá. Niềm vui chưa kịp bùng lên thì đã tắt vi nhìn ra ao thì hỡi ôi: ao quá sâu trong khi đó nước lại đương lớn, đương dâng cao mà đối với một người tuổi già sức yếu thì đành chịu thua.

Không có món ăn ngon thì đành đãi bạn bằng những món tàm tạm vậy:

“Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ”

Món cá thịt thường đi dôi với nhau. Không có cá thì nghĩ đến thịt. Nhưng thật tiếc vì vườn thì rộng, còn rào thì thưa: làm sao đuổi bắt được gà để làm món ăn đây. Thịt cá không có thì đành làm tạm một bữa ăn dưa cà thanh đạm vậy. Nhưng khi nhìn ra vườn rau thì nỗi thất vọng hiện lên vì cải chỉ mới lú nhú chưa mọc ra cây, còn cà thì không thấy bóng dáng đâu mà chỉ toàn là nụ.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về tâm trạng nhà thơ Hồ Xuân Hương qua 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình

Để cứu vãn tình thế, chúng ta thử nghĩ xem nhà thơ sẽ nghĩ đến món gì để đãi bạn?

“Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.”

Đến lúc này, người đọc thấy được nét bối rối hiện rõ trên nét mặt của tác giả. Những món ăn ngoài chợ, ngoài vườn đều không có thì đành cầu cứu đến giàn mướp, giàn bầu ngay trước cửa nhà. Nhưng oái oăm thay khi không thấy một trái bầu nào cả, còn tìm đến trái mướp cũng như không vì chỉ nhìn thấy toàn là hoa. Cuối cùng đành phải bước vào nhà tiếp bạn bằng khay trầu để trên bàn theo tục lệ thông thường nhất ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy mà không hiểu sao hôm nay khay trầu dùng để tiếp khách ở trên bàn lại biến đâu mất. Thế là đến món đãi khách bình thường nhất cũng không có. Mà đâu phải khách tầm thường, đây là người bạn thân quý mến nhất, dáng trân trọng nhất. Thật là khó xử!

Trong tình thế như vậy, nhà thơ sẽ xử sự ra sao?

“Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Câu thơ cuối cùng bỗng bừng sáng, bỗng oà lên niềm vui sau bao nỗi buồn vì không có gì để tiếp bạn hiền. Bác đến chơi dây chỉ còn có “ta với ta” mà thôi: nhà thơ và bạn hiền tuy hai người nhưng chỉ là một, chung một tấm lòng, một tình bạn chân thật. Và diều này mới là cao quý nhất trên đời hơn hẳn những vật chất tầm thường. Ớ dây em thấy được nhà thơ đã gửi vào tác phẩm của mình một điều mới mẻ: với bố cục sáng tạo (1-6-1) phá luật thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nhà thơ đã khéo léo lồng ghép tình huống vào từng câu thơ làm cho mọi người cảm xúc theo từng nỗi băn khoăn, khó xử khi không có gì để tiếp đãi bạn để rồi cuối cùng nêu lên một câu kết hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết, gây bất ngờ cho người đọc, người nghe. Thật là xuất chúng! Thế mới là Tam Nguyên Yên Đổ!

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Mùa xuân của tôi

Nếu ai đã từng đọc qua bài thơ Bạn đến chơi nhà của cụ Nguyễn Khuyến thì nhất định sẽ hiểu được tình bạn là thiêng liêng, cao quý đến nhường nào! Em cũng vậy: càng thấm thìa được cái hồn trong tác phẩm, em càng muốn có được một tình bạn chân thành như cụ Nguyện Khuyên. Để thực hiện được điều này thì ngay bây giờ em càng phải trau dồi bản thân, hoàn thiện mình và nhất là đối xử tốt với mọi người chung quanh, với những người bạn tốt của mình.

Bài viết liên quan