Soạn bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí chương trình Ngữ văn 9


Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học trung đại có nhiều giá trị đặc sắc đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9. Để giúp các em hiểu sâu hơn về tác phẩm này, hôm nay, Vanmauhoctro.com sẽ hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí đầy đủ chi tiết nhất.

I.Tìm hiểu về đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1. Tìm dàn ý và bố cục đoạn trích?

Trả lời

Bố cục của đoạn trích có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu cho đến… “năm Mậu Thân”: nhận được tin báo quân nhà Thanh đã chiếm được thành Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, đích thân dẫn quân dẹp giặc nhà Thanh.
  • Phần 2: tiếp theo cho đến… “ kéo vào thành”: cuộc hành quân thần tốc của đoàn quân dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung và chiến thắng vang dội của quân dân ta.
  • Phần 3: đoạn còn lại: sự thảm bại, thua cuộc của quân Thanh và tình cảm thảm hại của vua tôi nhà Lê

Câu 2. Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Trả lời

Qua đoạn trích tác phẩm, ta thấy được hình tượng oai hùng với tài mưu lược, trí tuệ hơn người của  người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ

>> Xem thêm:  Phân tích sự đối lập thiện - ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

– Những hành động quyết đoán, táo bạo:

  • Nhận được tin quân Thanh chiếm được thành Thằng Long là họp quân, dẫn binh đi đánh giặc ngay
  • Quang Trung lên ngôi với mục đích thống nhất về mặc hành chính, tổ chức quân đội
  • Gặp Nguyễn Thuyết hỏi cách bày binh, lên kế hoạch đánh giặc
  • Vừa đi ra Thăng Long vừa tuyến binh lính ở Nghệ An

– Sự sáng suốt trong việc điều binh:

  • Phân tích tình hình ta và địch-quyết định dẫn quân đánh giặc.
  • Với lời lẽ oai hùng, khúc triết, hợp đạo lí, kích thích binh sĩ một lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Chiến thuật, kế hoạch đánh giặc hợp lí, mưu lược chu toàn
  • Cách dùng người tài rất trọng
  • Ý chí quyết thắng, quyết tâm chưa bao giờ cao đến thế

Nguồn cảm hứng đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đó là: triều đình của vua tôi Lê Chiêu Thống đã mục nát, dễ dàng đại bại dưới giặc ngoại xâm là quân Thanh. Quang Trung và đội quân của mình đã đại diện cho ý chí, lòng tự tôn dân tộc, quyết không chịu làm nô lệ dưới triều đình nhà Thanh.

Câu 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

Trả lời

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả:

  • Tôn Sĩ Nghị-tên tướng bất tài nhà Thanh “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao”
  • Quân lính bên phe giặc tháo chạy toán loạn, xéo lên nhau mà chết
  • Quân sĩ giặc còn lại nghe tin thì “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông” làm cho sông tắc mà không chảy được…
  • Vua tôi Lê Chiêu Thống mục ruỗng thối nát, bán nước mà không biết
  • Cúi đầu chịu nhục trước quân Thanh
  • Chạy bán sống bán chết, cướp thuyền, bị nhịn đói
>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện người con gái Nam xương

Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có sự khác biệt: đó chính là quân Thanh tháo chạy dành sự sống được miêu tả nhanh, cho thấy sự bại trận ê chề của quân thanh, còn vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả chậm, có chút chua xót.

Sự khác biệt đó là do tác giả còn có chút ngậm ngùi đối với vương triều cũ

Câu 4. Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này?

Trả lời

Nghệ thuật trần thuật của Hoàng Lê nhất thống chí tương đối thành công, đi sâu vào tâm trí người đọc, làm cho người đọc như đang đứng ngay tại trận chiến thấy sự thảm hại  tháo chạy thoát thân của của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Ngoài yếu tố tự sự, trần thuật lại thì tác giả đã rất thành công khi sử dụng yếu tố miêu tả vô cùng chi tiết.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan