Soạn bài Nói với con của Y Phương


Soạn bài Nói với con của Y Phương

Bài làm

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả (sinh 1948)

– Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Thơ ông có cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể của thơ ca miền núi.

– 1993 Chủ tịch hội Văn nghệ Cao Bằng

– Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm:

– Trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985)

– Phư­ơng thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự

– Thể thơ tự do, rất ít vàn, gần với lời thơ hàng ngày.

+Mộc mạc chân thành

+Hình ảnh lạ

– Bố cục: bài thơ chia làm 2 phần.

+ Phần 1.  từ đầu đến  Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Lời người cha nói với con : Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của núi rừng quê hương.

+ Phần 2: còn lại – Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ , về truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nói với con về tình cảm cội nguồn:

– Tình gia đình

+ Cách hình dung của ng­ười dân miền núi trong những hình ảnh cụ thể: con đ­ược nuôi dư­ỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

>> Xem thêm:  Trong bài Vì sao tôi viết tiểu thuyết, Lỗ Tấn nói: “Mỗi... chữa”. Tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, nhất là phần diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mao tinh thần của Nhuận Thổ đã giúp em hiểu ý kiến trên của nhà văn như thế nào

+ Một mái ấm gia đình hạnh phúc: Từng b­ước đi, từng tiếng nói, tiếng cư­ời của con đều đ­ược cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

– Tình làng xóm:

+Hình ảnh mộc mạc, đẹp: Đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát => Cuộc sống lao động cần cù và t­ươi vui của “ng­ười đồng mình” đ­ược gợi lên “các động từ “cài, ken” vừa miêu tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt”.

+ Rừng cho hoa-con đ­ường cho những tấm lòng => rừng núi quê hư­ơng thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dư­ỡng con ngư­ời cả về tâm hồn, lối sống.

=>Ngư­ời con đư­ợc trư­ởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hư­ơng.

2. Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương :

– Cuộc sống cằn cỗi, hiểm trở, gian khổ.

+ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh … Không lo cực nhọc

– Ý chí của con ng­ười v­ợt lên trên gian khổ

+ Cao đo nỗi buồn

+ Xa nuôi chí lớn

+Không chê đá gập ghềnh

+Không chê thung nghèo đói

+Lên thác xuống ghềnh

+Không no cực nhọc

=> Cách diễn đạt theo cách cảm nghĩ của ngư­ời miền núi. Lặp từ ngữ (sống , không chê, ngư­ời đồng minh)

=> Từ đó ng­ười cha muốn nói với con về người đồng minh can trư­ờng, dũng cảm, có ý chí v­ợt lên gian khổ, yêu quý, gắn bó với mảnh đất quê h­ương. Là những người có ý chí, có Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người quê hương:

>> Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ Tiểu đội xe không kính tác giả Phạm Tiến Duật

+ Thô sơ da thịt

+ Tự đục đá kê cao quê hương

+ Quê hương làm phong tục

=>Người đồng minh chân chất, mộc mạc nhưng khoẻ mạnh giàu ýchí, tự tin trong cuộc sống

– Người đồng minh tự đục đá … phong tục

+Lao động sáng tạo để tồn tại,giữ vững truyền thống dân tộc, không chịu chùn bước trước khó khăn gian khổ.

+Giữ vững gian bản sắc văn hoá dân tộc

+ý chí sống can trường, dũng cảm.

– Ước muốn của người cha:

+Con người không bé nhỏ

+Có khí phách, ý chí vươn lên trong cuộc sống gian khó.

+Tự hào về truyền thống quê hương, cần noi gương tiếp bước vẻ vang

+Có nghĩa tình thuỷ chung: không được khác đi, không đánh mất mình.

– Tình cảm của người cha với quê hương:

+Thương yêu quê hương, gian lao, vất vả

+Tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người nơi quê hương.

+Yêu quý bản sắc văn hoá riêng của dân tộc

+Hi vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

– Bài thơ là lời tâm sự chân thành tha thiết của nhà thơ về quê hương, dân tộc mình…

– Giọng điệu tha thiết, trìu mến cách diễn đạt đặc trưng của người dân tộc miền núi mộc mạc, chân thành đáng yêu…

– Hình ảnh cụ thể, bố cục mạch lạc…

2. Nội dung

Tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Qua bài thơ, chúng ta hiểu biết thêm về phẩm chất của người dân tộc miền núi, thêm yêu mến hơn người dân tộc miền núi. Là lời nhắc nhở chúng ta luôn tự hào yêu mến quê hương dân tộc mình.

Bài viết liên quan