Soạn bài quan hệ từ


Soạn bài quan hệ từ

Hướng dẫn

I.THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?

Câu hỏi 1: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các VD (SGK, tr. 96 – 97)

Gợi ý:

Các quan hệ từ được sử dụng trong các VD trên gồm: của (a); như (b); bởi… nên, và (c).

Câu hỏi 2: Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?

Gợi ý:

Các quan hệ từ nói trên được dùng để biếu thị các ý nghĩa quan hệ sử hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn, điều đó được thế hiện rõ:

-Từ “của” liên kết từ “đồ chơi” với từ “chúng tôi”', chỉ quan hệ sở hữu đồ chơi của “chúng tôi”.

-Từ “như” liên kết từ “đẹp” với từ “hoa”, biếu thị quan hệ so sánh “đẹp như hoa”.

-Từ “và” liên kết cụm từ “ăn uống điều độ” với “làm việc có chừng mực”, chi quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau.

-Cặp từ “bởi… nên” nối vế câu “tôi ăn uống điều độ” và “làm việc có chừng mực” với “tôi chóng lớn lắm”, chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả.

II.SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ

Câu hỏi 1. Trong các trường hợp ở SGK, tr. 97 trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ?

>> Xem thêm:  Tả trường của em trước buổi học

Gợi ý:

Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ:

-Lòng tin của nhân dân.

-Nó đến trường bằng xe đạp.

-Viết một bài văn về phong cảnh hồ Tây.

-Làm việc ở nhà.

Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ:

-Khuôn mặt của cô gái.

-Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.

-Giỏi về toán.

-Quyển sách đặt ở trên bàn.

Câu hỏi 2: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ khác. Gợi ý:

– Nếu… thì…

– Vì… nên…

– Tuy… nhưng.

– Hễ… thì…

– Sở dĩ… là vì…

Câu hỏi 3: Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được.

Gợi ý:

HS có thê tham khảo cách đặt câu sau.

-Nếu anh đến muộn thì tôi sẽ không đi Hà Nội.

-Vì đường trơn nên tôi bị ngã.

-Tuy nhà nghèo nhưng Hoa vần học giỏi.

-Hễ cô giáo vào đến lớp thì chúng em đứng dậy chào.

-Sở dĩ bị điểm kém là vì Lan rất lười học.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”

Gợi ý:

Thông qua đọc đoạn văn có thể dễ dàng nhận ra các quan hệ từ. Các quan hệ từ được sắp xếp theo trật tự như sau: của, còn, còn, với, như, của, và, như, mà, nhưng, cũng, của, nhưng, như.

>> Xem thêm:  Nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7

Bài tập 2. Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trông trong đoạn văn (SGK, trang 98).

Gợi ý:

Có thể điền lần lượt theo thứ tự sau: với, và, cùng, bằng, nếu, thì.

Bài tập 3. Hãy chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai?

Gợi ý:

Các câu đúng:

-Nó rất thần ái với bạn bè.

-Bố mẹ rất lo lắng cho con.

-Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

-Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

-Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

-Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

Các câu sai:

-Nó rất thân ái bạn bè.

-Bố mẹ rất lo lắng con.

-Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

-Tôi quyển sách này anh Nam.

Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đơn đó.

Gợi ý:

HS có thể tham khảo đoạn văn sau:

Hoa và Lan là một đôi bạn vô cùng thân thiết. Hai đứa chơi với nhau từ khi còn học lớp một. Sáng nào Hoa cũng đến rủ Lan đi học, cả hai vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Mỗi khi tan trường, hai bạn lại trở về với những câu chuyện đầy lí thú về những tiết học. Nếu hôm nào Lan mệt, không đến trường đi học được thì Hoa lại sẵn sàng đến nhà giảng lại bài cho bạn hiểu. Vì học tập chuyên cần, nên suốt sáu năm liền Lan và Hoa đều là những học sinh xuất sắc.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô…)

Bài tập 5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:

-Nó gầy nhưng khoẻ.

-Nó khoẻ nhưng gầy.

Gợi ý:

Hai câu trên đều diễn đạt hai nội dung: gầy, khoẻ trong cùng một đôi tượng. Tuy vậy, cách diễn đạt khác nhau nên sắc thái biểu cảm trong từng câu cũng khác.

-Trường hợp thứ nhất: Nó gầy nhưng khoẻ. Nhấn mạnh ý nó khoẻ, tỏ thái độ khen.

-Trường hợp thứ hai: Nó khoẻ nhưng gầy. Nhấn mạnh ý nó gầy, tỏ thái độ chê

Bài viết liên quan