Soạn văn Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ chi tiết nhất


Thông qua bài thơ Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm không chỉ đưa ra định nghĩa về đất nước mà còn khơi dậy niềm tự hào mãnh liệt về truyền thống yêu đời và tinh thần yêu nước trong mỗi con người Việt Nam. Soạn văn Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm) dưới đây sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm này.

I. Tìm hiểu về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Câu 1. Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên?

Trả lời

Đoạn trích bao gồm hai phần:

– Phần một: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời”: cảm nhận cùng suy nghĩ của tác giả về đất nước.

– Phần hai: Phần còn lại: Nêu cao tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước gắn với những gì bình dị nhất.

Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo hướng đi từ cảm nhận đến suy tư, triết luận.

soan van dat nuoc cua tac gia nguyen khoa diem day du chi tiet nhat - Soạn văn Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ chi tiết nhất
Soạn văn Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ chi tiết nhất

Câu 2: Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

Trả lời

Cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện: lịch sử, đời thường và trong cuộc sống thường nhật.

>> Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Từ phương diện lịch sử: chiều sâu của lịch sử, văn hóa và truyền thống được gợi nên từ truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta từ bọc trứng.

– Từ phương diện địa lí: là không gian sinh tồn của con người: “Đất là nơi anh đến trường”, “Nước là nơi em tắm”.

– Từ phương diện đời thường: Đất Nước gắn bó với những gì đời thường, bình dị nhất như miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo,…

– Từ phương diện truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

So với các bài thơ viết về đề tài đất nước, cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc và toàn diện hơn.

Câu 3: Trong phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng…” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?

Trả lời

Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta:

– Những phương diện về đất nước được khai thác từ chiều sâu văn hoá hết sức cao đẹp của dân tộc đến những sinh hoạt đời thường rất đỗi bình dị của nhân dân, thể hiện rõ cách cảm nhận toàn diện, sâu sắc và mới mẻ của tác giả.

>> Xem thêm:  Phân tích tứ thơ độc đáo trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

– Những cảm nhận, tình cảm của tác giả không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ, chiêm nghiệm đơn thuần mà còn được nâng lên thành triết lí, hình thành nên tư tưởng cốt lõi: “Đất nước của nhân dân”.

Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ, vì thời kì chống Mĩ là hành trình vô cùng gian khổ nhưng cũng hết sức vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến đó, nhân dân là lực lượng có vai trò quan trọng. Vì thế tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã được làm nổi bật để thể hiện rõ điều này.

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Trả lời

Tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian:

– Sử dụng sáng tạo hình ảnh ca dao và truyền thuyết để tạo nên hình ảnh thơ vừa gần gũi vừa mới mẻ.

+ Hình ảnh những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu được gợi nên từ “Sự tích núi Vọng Phu”

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi: "Mùa thu nay khác rồi... vọng nói về"

+ Những cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái được gợi nên từ “Sự tích hòn Trống Mái”.

+ Hình ảnh những ao hồ do gót ngựa Thánh Gióng để lại gợi nên từ truyền thuyết “Thánh Gióng”.

+ Ngoài ra là những sự tích về vua Hùng, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long.

– Chất liệu văn hóa dân gian trong những câu thơ vừa gần gũi vừa mới mẻ.

+ Những câu thơ đó vừa gần gũi vì gợi nên những chi tiết văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

+ Những câu thơ đó cũng tạo nên những cảm giác mới lạ vì tác giả đã sử dụng có sáng tạo và chuyển hóa.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan