Soạn văn Mùa xuân nho nhỏ chương trình Ngữ văn 9


Soạn văn Mùa xuân nho nhỏ đưa ra những gợi ý thú vị để việc tìm hiểu bài học được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài soạn nhé!

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài. Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

Bố cục của bài thơ bao gồm 4 phần:

  • Phần 1: (khổ 1): Mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
  • Phần 2: (khổ 2, 3): Mùa xuân của đất nước.
  • Phần 3: (khổ 4, 5): Lời nguyện ước chân thành tha thiết của bài thơ.
  • Phần 4: (khổ 6): Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca.

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?

  • Hình ảnh: “Dòng sông xanh”, “Bông hoa tím biếc”, “Con chim chiền chiện”, “người cầm súng”, “người ra đồng”, “nương mạ”.
  • Màu sắc: màu xanh của dòng sông, màu tím của hoa, màu của sương sớm “long lanh”.
  • Âm thanh: tiếng chim chiền chiện, giọt âm thanh của sương.

Không khí mùa xuân của đất trời như rộn ràng như náo nức giữa khung cảnh đất trời đượm sắc xuân. Thiên nhiên chuyển giao sang xuân, màu sắc êm ả, dịu dàng. Đất nước cũng đang trong mùa chuyển sang xuân. Người cầm súng, người ra đồng vẫn đang rộn ràng náo nức trên đường chiến đấu xây dựng kiến thiết lại đất nước.

>> Xem thêm:  MS116 - Con người cá nhân trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 qua đoạn trích “Trao duyên” và “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Du

Câu 3: Phân tích đoạn thơ:

“Ta làm con chim hót

Dù là khi tóc bạc”

Nhà thơ tự nguyện dâng hiến cho đời những niềm vui nhỏ bé. “Ta làm” là sự khẳng định chắn nịch sự tự nguyện ấy.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Khao khát hóa thân làm “con chim hót”, “cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” để dâng hiến cho đời những gì tươi đẹp nhất. Khao khát tưởng chừng như cao siêu nhưng lại chỉ muốn hóa thân thành những thứ bình dị để đem đến niềm vui cho đời.

Đại từ “ta” vừa dùng để chỉ số ít, chỉ cái tôi mang sắc thái trang trọng, kiêu hãnh. Những đồng thời cái “ta” ấy cũng hòa vào làm cái ta chung của toàn dân tộc. Tác giả đã đem mình hòa vào thiên nhiên, hòa vào với cái chung trong mùa xuân của đất nước để cống hiến cho đời những điều nhỏ bé ấy.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Một mùa xuân nho nhỏ của một cuộc đời đã lặng lẽ hiến dâng cho tổ quốc nà. Dù là khi “tuổi  hai mươi” đang mơn mở trẻ trung nhiệt huyết, hay là khi tóc đã bạc thì sự hi sinh, vẫn được thực hiện hết mình.

Trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã tình nguyện hiến dâng tuổi xuân, hiến dâng cả cuộc đời của mình cho đất nước cho cuộc đời để làm nên những niềm vui dù chỉ là nhỏ bé bình dị.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?

Bài thơ là lời tâm tình của tác gia khi đứng trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời, màu xuân của đất nước và cả mùa xuân của những người trẻ tuổi đang cống hiến cho tổ quốc này.

Tác giả đã thay đổi cách xưng hô từ “tôi” cho đến “ta” thể hiện sự hòa mình vào cái ta chung của cộng đồng. Đề cao cái ta chung của cả dân tộc để cùng tôn vinh đất nước. Sử dụng cấu trúc điệp và cách sử dụng từ ngữ chính xác cô đọng đã làm cho bài thơ thêm phần đặc sắc, vừa là tâm sự riêng tư của tác giả nhưng cũng đồng thời là mong ước của toàn dân tộc.

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ? Nêu chủ đề.

Nhan đề bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng xuyên suốt cả bài thì ta nhận thấy mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải có vẻ như không hề nhỏ. Mùa xuân ấy là mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước và của cả những con người lặng lẽ hi sinh. Mỗi mùa xuân nếu đứng riêng biệt có lẽ là nhỏ nhưng khi hợp sức lại sẽ tạo nên lịch sử.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Bàn về đọc sách

Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ khi đứng trước cảnh đất nước tươi đẹp và nguyện lòng cống hiến mùa xuân của mình cho tổ quốc, cho cuộc đời này. Đó cũng là tình cảm trân trọng, yêu thương của tác giả đối với đất nước này.

Bài viết liên quan