Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


Đề bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc là tác phẩm vô cùng đặc biệt khi được viết ra nhằm truy điệu đối với những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Dựa vào nội dung phần đọc hiểu, anh chị hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài  Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bài tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng với tình yêu nước và tinh thần căm thù giặc sâu sắc. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của mình lên án tội ác của giặc Pháp, bênh vực, đồng cảm đối với cuộc sống của người dân vô tội, ca ngợi những tấm gương anh hùng trong cuộc đấu tranh khốc liệt với thực dân Pháp. Một trong những tác phẩm yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu có thể kể đến là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn có sự gắn bó sâu sắc với cuộc sống và cuộc đấu tranh của người nông dân, do đó mà ông thấu hiểu hơn ai hết về những đau khổ, bất hạnh mà người nông dân phải gánh chịu. Năm 1958 thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu công cuộc xâm lược, thôn tính đất nước ta. Sau khi hoàn thành đánh chiếm thành Gia Định, Pháp mở rộng phạm vi đánh chiếm ra các vùng: Gò Công, Tân An, Cần Giuộc….

Bất bình trước sự xâm lược vô lí, bạo tàn của thực dân Pháp, tháng 11 năm 1861 những người nông dân nghèo vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm đã cùng nhau đứng lên đấu tranh và tổ chức cuộc tập kích quân Pháp tại Cần Giộc. Cuộc tập kích bất ngờ này đã tiêu diệt được một bộ phận quân giặc, trong đó có một viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Tuy nhiên, do chênh lệch về lực lượng, có 15 nghĩa sĩ đã hi sinh, đó là những tấm gương đấu tranh kiên cường, quả cảm gây xúc động lớn trong nhân dân.

Xót thương cho những tấm gương nghĩa sĩ Cần Giuộc anh hùng, Nguyễn Đình Chiểu theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc để truy điệu cho các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tượng đài bi tráng của những người nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài viết liên quan