[Văn mẫu học trò] Nghị luận về văn học và tình thương


[Văn mẫu học trò] Nghị luận về văn học và tình thương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Văn học và tình thương.

2. Thân bài:

– Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

+ Cái gốc của văn chương là lòng thương người.

+ Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người

– Văn học lại là nơi để gửi gắm, chứa đựng hay thể hiện tình yêu:

Tình yêu giữa người với người, tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước,..

– Văn học là bản tố cáo  những con người  sống vô cảm thờ ơ.

+ Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

+ Người ngu dốt, u muội, đáng phê phán của xã hội.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

nghi luan van hoc va tinh thuong - [Văn mẫu học trò] Nghị luận về văn học và tình thương

Nghị luận về văn học và tình thương

Bài văn tham khảo

Nhà văn Nam cao đã từng nói: “ Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn”. Văn học chính là tấm lòng lòng yêu thương, là sự rung cảm, khuyết luyến ngọt ngào của con người. Văn học chỉ tật sự tồn tại khi trong nó chứa đực được cảm xúc, tình thương của người viết. Nó nuỗi dương tâm hồn của con người lớn lên và trưởng thành mỗi ngày.

Giữa văn học và tình thương luôn luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như tình thương là những nỗi niềm, là sự thương nhớ, là nuối tiếc.. Thì văn học lại là nơi để gửi gắm, chứa đựng hay thể hiện những mong muốn đó. Theo hoài thanh :” Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…, văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Tình thương luôn được toát lên qua các trang văn. Qua nhiều tác phẩm từ xấu đến tốt văn học đều thể hiện tính cách, ngoại hình, nhân vật một cách sinh động, chân thực. Lời lẽ luôn thu hút người đọc, đi vào nột tâm sâu nhất của lòng người.

>> Xem thêm:  Tả một người bạn quý mến đã để lại trong lòng em nhiều kỉ niệm đẹp - Văn mẫu lớp 2

Trong các tác phẩm văn học, tình thương luôn hiện hữu giữu con người với con người, giữa người với con vật, cảnh vật. Văn học chính là tình cảm gia đình. Trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố với tác phẩm tắt đèn tác phẩm mang tính thời sự sâu sắc, tái hiện chân thực đời sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ sưu cao thuế nặng. Từ đó, lên án bênh vực, tố cáo, vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện và tàn ác của bọn quan lại dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Tác phẩm như một bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của hàng triệu nông dân nghèo bị bóc lột. Tình thương được thể hiện giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã  hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

 Văn học cũng chính là tình yêu con người. Hay với nhà văn Nam Cao qua tác phẩm Chí phèo đã lên án hiện thực cuộc sống cùng khổ của người nông dân trước cách mạng tháng tám, bị khổ cực dày đọa khiến bản chất con người bị tha hóa, từ một người lương thiện hiền lành chí đã trở thành” con quỷ của làng Vũ đại”. Nhưng dù cho có tha hóa đến mức nào tình thương vẫn luôn hiện lên cứu đỡ lấy Chí đó là sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở- một người con gái xấu xí. Thị giống cùng với bát cháo hành nấu cho Chí như một cây cầu nối giúp Chí thức tỉnh để rồi quy trở về thế giời con người. Nhưng rồi nỗi khổ lại thét lên lần nữa khi Chí nhận ra rằng cái lương thiện của mình đã bị cướp đi bởi  Bá Kiến. Trong các tác phẩm dương như luôn luôn đan xen thứ “ tình thương” nếu không có nó bài văn như trở lên khô khan và mất hết ý nghĩa.

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để từ đó giải thích tại sao tác giả đặt cho truyện của mình cái tên như vậy

   Văn học chính là bản tố cáo  những con người  sống vô cảm thờ ơ. Như nhân vật người bố trong truyên Cô bé bán diêm em đã phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Hay nhân vật các con của Cổ cố Tổ trong tác phẩm “ Hạnh phúc của một tang gia”. Trong một đám tang u uất. Tang thương, sự ra đi của người thân là nỗi mất mát lớn nhất của gia đình. Vậy mà mỗi người con trong gia đình hạnh phúc khi chính mình sắp thực hiện được những mục đích mà mình mong muốn bấy lâu. Các ngược đời của văn học chính là sự tố cáo những con người ngu dốt, u muội, đáng phê phán của xã hội.

Nhà văn Sê Khốp đã từng nói: “ Một nghễ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Bời tình yêu thương luôn hiện hư trong chính mỗi tác giả, lòng nhân đạo tình yêu thương người sẵn có đã thúc đẩy mỗi nhà văn cầm bút lên và viết sáng tác những trang văn đậm chất tình. Viết và các xấu xa để lên án, tố cáo lột mặt những tấm lòng đạo đức giả, để cảng tirng báo động con người hãy sống đúng với bản chất lương thiện mà mình sẵn có. Viết và những điều tốt đẹp để khẳng định thiên lương trong sáng của mỗi con người, để ca ngợi những tấm lòng nhân đạo để từ đó lan tỏa tình yêu thương với tất cả mọi người. Văn học thắp lên trái tim ấm áp biết yêu thương, biết sẻ chia với tất cả mọi người .Gửi gắm trong văn chương nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, là chủ nghĩa nhân đạo , là tình thương sâu sắc và bền vững để giờ đây tình thương chính ngọn lửa của là văn học.

>> Xem thêm:  MS177 - Bình luận ý kiến: Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình

Văn chương đâu phải chỉ là sự trình bày kién thức, là một trò chơi trí tuệ, là sự phô diễn chữ nghĩa, là đúc câu luyện chữ. Chất liệu của văn chương cũng thật giản dị đôi khi chỉ là những câu từ lời nói trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người bình dị. Những dòng văn được xây dựng từ lòng yêu thương con người khắc khoải và nồng đượm, để từ đó mà vun đắp cho những giá trị tinh thần chân chính và bền vững. Văn học mang lại cho ta nhiều thứ quý báu nhất là tình thương, lòng bao dung với mọi người. Thiếu đi văn chương cuộc sống dường như thiếu đi một màu sác một cái riêng của nó. Văn học thắp lên cho ta một trái tim nhân đạo , ban cho ta một con mắt biết nói biết nhìn và thấu cảm những số phận bi thương của cuộc đời, dạy cho ta cách lắng tiếng cười ngây thơ của nhũng đứa trẻ hồn nhiên, tiếng khóc bi thảm cẩ những con người thiếu may mắn.

Văn học và tình thương luôn gắn bó thân thiết với nhau không thể tách rời. Mỗi chúng ta hãy đọc nhiều sách hơn, hãy dành nhiều thời gian quan tâm người khác hơn để thấu hiểu họ. Hãy hiểu rằng llhi chúng ta cho đi là khi ta nhận lại được nhiều nhất.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan