[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến


[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm

2. Thân bài

Cảnh thu

-Điểm nhìn nghệ thuật: Từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần.

-Cảnh vật:

+Ao thu: Lạnh lẽo, nước trong veoàĐặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ và của tiết trời mùa thu, cảm giác yên tĩnh, lạ thường.

+ Chiếc thuyền câu cá “bé tẻo teo”à Rất nhỏ, khung cảnh làng quên quen thuộc: ngõ xóm quanh co, hàng cây tre trúcà yên ả, tĩnh lặng.

-Màu sắc:

+ “Xanh”: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt…

“Vàng”:

-Đường nét: sóng gợn, lá đưa vèo, mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co.

-Âm thanh: Cá đớp động, chân bèoàKhông gian yên tĩnh, vắng lặng, có thể nghe được những tiếng động nhỏ.

-Nghệ thuật:

+ Lấy động tả tĩnh

+ Từ ngữ:lẻo, veo, teo, có độ gợi cao…

+ Cách gieo vần “eo” thần tình, tạo cảm giác không gian dần thu hẹp.

Tình thu

-Bài thơ nói về chuyện “câu cá mùa thu”nhưng xét về bề sâu câu chuyện câu cá không được quan tâm nhiểu lắm.

-Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, qua đó bộc lộ tâm trạng của tác giả trước thời thế.

-Không gian tĩnh lặng, đem đến nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.

>> Xem thêm:  Văn nghị luận - Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công“

3. Kết bài

Khái quát về nội dung và nghệ thuật

phan tich bai tho cau ca mua thu - [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu

Bài văn tham khảo

Mùa thu là một trong những đề tài gợi hứng thú cho thi nhân, thu gợi cho con người cảm hứng đặc biệt, một cảm xúc khó phai. Đã có rất nhiều nhà thơ nhà văn viết về thu, nhưng chỉ những tác phẩm độc đáo, nổi bật mới đủ sức tồn tại mãi với thời gian, gợi cho con người biết bao cảm xúc hứng khởi. Trong số những thi phẩm viết về mùa thu, bài thơ Câu cá mùa thu được xem là một trong những tác phẩm nổi bật, minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ như sau:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Có thể chia tác phẩm thành hai phần đó là cảnh thu và tình thu. Có thể thấy điểm nhìn của tác giả với cảnh vật là từ trên cao xuống: Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo đây là hình ảnh đặc trưng của miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa thu khiến mặt hồ êm ả, nước hồ trong veo thật là một khung cảnh nên thơ và thanh bình quá, giữa khung cảnh ấy hiện lên hình ảnh con người: Một chiếc thuyền câu bé tẻo te, hình ảnh con thuyền xuất hiện giữa hồ đẹp như một bức tranh thủy mặc, khiến cho mùa thu đã đẹp nay lại càng đẹp hơn. Điểm nhìn di chuyển từ gần ra xa bao quát được toàn bộ không gian mùa thu. Tiếp đó khung cảnh mùa thu càng rực rỡ lộng lẫy với những gam màu nổi bật: Màu xanh của sóng biếc, màu vàng của lá thu thu, những gam màu ấy hào quyện với nhau tại nên một tranh thu sống động, hấp dẫn đối với người xem, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, phải là người tinh tế quan sát thì Nguyễn Khuyến mới có thể viết về mùa thu hay và sâu đến như thế, ông quan sát sư biến đổi của mùa thu không chỉ từ xa đến gần mà còn từ cao xuống thấp màu xanh ngắt của tầng mây, hình ảnh ngõ trúc quanh có càng khiến cho khung cảnh mùa thu thêm thu vị, hấp dẫn. Bằng cảm quan của một người nghệ sĩ, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh mùa thu làm xoa xuyến lòng người. Hai câu thơ cuối với thủ pháp lấy động tả tĩnh tác giả đã khiến cho mùa thu có hồn, có thanh âm khiến người đọc rung động. Ẩn chứa đằng sau bức tranh mùa thu rực rỡ ấy là nỗi lòng trĩu nặng của Nguyễn Khuyến về thời thế về con người. Bài thơ nói về chuyện “câu cá mùa thu”nhưng xét về bề sâu câu chuyện câu cá không được quan tâm nhiểu lắm. Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, qua đó bộc lộ tâm trạng của tác giả trước thời thế. Điểm nhìn của bài thơ: khác với Vịnh mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần, lại từ gần đến cao xa, còn Câu cá mùa thu thì ngược lại: Từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương

Bằng bút pháp thuỷ mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

Hoàng Bạch Diệp

Bài viết liên quan