[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu


[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

 Sáu câu đầu

1.1. Đất nước rơi vào tay giặc

Hai câu thơ diễn tả đất nước đã rơi vào tay giặc.

– Thời điểm: Tan chợ lúc mọi người về nhà sum họp, chuẩn bị quây quần bên gia đình, bên mâm cơm.

Tiếng súngTây chỉ đích danh kẻ thù mới.

– Khung cảnh thực dân Pháp xâm lược được so sánh với bàn cờ thế phút sa tay => sự đổ vỡ trong phút chốc, không thể cứu vãn, thảm hoạ bất ngờ ập đến.

1.2. Cảnh chạy giặc

– Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến:

+ Tác giả lựa chọn những hình ảnh bé nhỏ, yếu ớt, cần được che chở nhất lũ trẻ, bầy chim vừa gây xúc động lòng người vừa tố cáo tội ác tày trời của giặc Pháp. Biện pháp đảo ngữ (bỏ nhà, mất ổ) cùng các từ láy đặc tả (lơ xơ, dáo dác) khắc họa sự hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng, khung cảnh nhốn nháo, tan tác, chia lìa.

+ Hai địa danh nổi tiếng trù phú, giàu đẹp của đất nước trong ca dao dân gian (Đồng Nai gạo trắng nước trong – Ai đi đó qua đó mà không muốn về) nay trở nên tan hoang, đổ nát. Bến Nghé, Đồng Nai là những địa danh cụ thể nhưng mang tính khái quát cho cả vùng đất Nam Bộ.

Giặc đi đến đâu là đốt phá, cướp bóc đến đó, thẳng tay giết hại sinh linh. Thiên nhiên cũng nhuốm màu tang tóc tan bọt nước, nhuốm màu mây.

+ Phép đối được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận gia tăng thêm cảnh tượng loạn li, hoang tàn, đổ nát. Âm hưởng lời thơ xót xa, ai oán, đau đớn tột độ.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động trong bài thơ Nhớ Đồng

=> Vẽ nên thảm cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần tội ác tày trời của lũ cướp nước. Qua đó, ta cũng hiểu được tâm trạng đau xót cực độ của nhà thơ.

Hai câu còn lại: Thái độ của tác giả

– Kết thúc bài thơ là câu hỏi bỏ ngỏ.

– Đối tượng lời hỏi là trang dẹp loạn. Tác giả không hỏi đích danh nhưng ai cũng hiểu lời hỏi hướng đến các những đấng, bậc hảo hán của triều đình nhà Nguyễn- những người lẽ ra phải ra tay cứu nước, giúp đời.

– Hỏi nhưng mục đích của nhà thơ là trách móc, thậm chí lên án sự nhu nhược, hèn nhát, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn.

Câu hỏi xuất phát từ nỗi lo, từ tình cảm chân thành, nhà thơ dành cho muôn dân, thể hiện nỗi xót xa với người dân vô tội => tấm lòng tha thiết với dân, với nước.

=> Qua đây, ta thấy được tình cảm sâu nặng của Đồ Chiểu với nhân dân. Phải là con người có nhân cách cao đẹp, bao dung tột cùng, Nguyễn Đình Chiểu mới đau nỗi đau của dân, thương dân như con.

3. Kết bài

Tổng kết về nội dung và nghệ thuật

phan tich bai tho chay giac - [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Chạy giặc

Bài văn tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ giàu lòng yêu nước, ông đã tâm niệm về việc sử dụng ngòi bút của mình: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà, điều đó cho thấy nhà thơ mù đã có ý thức sử dụng văn chương, nghệ thuật để chống lại những dã tâm của kẻ thù. Ông luôn bênh vực những người yếu thế trong xã hội, có lòng căm thù quân giặc sâu sắc và là một trong những nhà thơ yêu nước bậc nhất nước ta. Trong số những sáng tác của mình NGuyễn Đình Chiểu để lại cho đời bài thơ Chạy giặc tái hiện lại tình cảnh đâu khổ của người dân khi quân thù đến xâm lược:

>> Xem thêm:  Văn nghị luận: Bàn luận về phẩm chất vui tính, yêu đời

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.

Mất ổ bầy chim giác giác bay

Bến nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Mở đầu bài thơ là khung cảnh ngổn ngang, lộn xộn của một đấy nước bị xâm lăng, thời điểm tan chợ- là thời điểm mà con người về nhà quay quần bên mâm cơm gia đình, những trớ trêu thay đây chính là lúc kẻ thù xâm lược đât nước. Hình ảnh bàn cờ thế cho thấy sự hụt hẫng, sự hoảng hốt của cin người khi trong phút chốc cả cơ đồn đắm biển sâu, chỉ còn là đống tro tàn trong biển lửa. Đang thương thay là khung cảnh tiếp theo cho ta biết sự nghiêm trọng của vấn đề: khung cảnh tan tác hiện lên đó là hình ảnh lũ trẻ bỏ nhà, lơ xơ chạy; hình ảnh bây chim dáo dác bay, bằng cách đảo ngữ Nguyễn Đình Chiểu đã nhấn mạnh cảnh nước mất nhà tan khi kẻ thù vào xâm lược đất nước. Tác giả lựa chọn những hình ảnh bé nhỏ, yếu ớt, cần được che chở nhất lũ trẻ, bầy chim vừa gây xúc động lòng người vừa tố cáo tội ác tày trời của giặc Pháp. Biện pháp đảo ngữ (bỏ nhà, mất ổ) cùng các từ láy đặc tả (lơ xơ, dáo dác) khắc họa sự hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng, khung cảnh nhốn nháo, tan tác, chia lìa. Quân giặc đi đến đâu là càn quét, phá phách đến đó, khiến cho đất nước trở nên hoang tàn đổ nát. Không những thế bằng cách sử dụng phép đối, tác giả  đã làm gia tăng thêm cảnh tượng loạn li, hoang tàn, đổ nát. Âm hưởng lời thơ xót xa, ai oán, đau đớn tột độ. Vẽ nên thảm cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần tội ác tày trời của lũ cướp nước. Qua đó, ta cũng hiểu được tâm trạng đau xót cực độ của nhà thơ. Hai câu thơ cuối, tác giả nêu lên lời kêu gọi của nhân dân đối với triều đình, tác giả tự hỏi rằng trang dẹp loạn giờ đây ở đâu? Mà nỡ để người dân mắc phải nạn này, rõ ràng triều đình phong kiến đã không hề lo lắng quan tâm đến đời sống của nhân dân đến tình hình kinh tế- chính trị – xã hội của đất nước mà họ chỉ lo ki cóp, vun vén những lợi ích cá nhân về mình. Thật đáng buồn làm sao khi một đất nước lại xuất hiện và tồn tại những con người như thế. Qua đây, ta thấy được tình cảm sâu nặng của Đồ Chiểu với nhân dân. Phải là con người có nhân cách cao đẹp, bao dung tột cùng, Nguyễn Đình Chiểu mới đau nỗi đau của dân, thương dân như con.

>> Xem thêm:  Bàn luận về vấn đề đi ẩu, vượt ẩu

Bằng tình yêu sâu nặng đối với đất nước và nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu đã có những áng thơ văn xuất thần làm lay động, thức tỉnh người đọc, hơn thể nữa với tài năng nghệ thuật uyên bác Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên áng thơ văn để đời gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù với kẻ thù xâm lược.

Hoàng Bạch Diệp

Bài viết liên quan