[Văn mẫu học trò] Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân


[Văn mẫu học trò] Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù hội tụ đầy đủ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng.

2. Thân bài:

– Là nghệ sĩ tài hoa

+ Tài viết chữ đẹp

Cái đẹp, cái tài hoa của chữ viết Huấn Cao đã khiến viên quan coi ngục khao khát có được, trân quý như “ một báu vật ở trên đời”. Chữ Huấn Cao không chỉ thể hiện ở hình thức mà còn đẹp ở nội dung. Mỗi nét chữ đều thể hiện khí phách, tầm vóc kì vĩ, phi thường của người cho chữ. Do đó không tự nhiên chữ Huấn Cao được lưu truyền trong không gian, thời gian, được lưu giữ trong lòng người và trở thành sở nguyện mà viên quản ngục sẵn sàng đánh đổi bằng cả danh dự, tính mạng để có được.

– Vẻ đẹp của vị anh hùng hiên ngang bất khuất:

+ dỗ gông một cái “ uỳnh” xuống nền nhà trước sự chứng kiến của cả công đường.

+ khi vào đề lao, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt như trong hứng sinh bình, thậm chí có thái độ xua đuổi, khinh bạc ngục quan “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”

– Vẻ đẹp thiên lương trong sáng.

+ dám đứng lên chống lại triều đình xâú xa, mục rỗng.

+ luôn ý thức được tài năng của bản thân, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ, ông chỉ cho những ai biết trân trọng, thưởng thức, nâng niu cái đẹp, cái tài.

+ Sau khi nhận ra sở nguyện của ngục quan, Huấn Cao đã hối hận và trân trọng vì đã kịp phát hiện ra “ một tấm lòng trong thiên hạ” rồi cho chữ kèm theo một lời khuyên chân thành.

-> Trước lời khuyên, viên quản ngục xúc động, nghẹn ngào và nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh sống của mình, là một người tù chung thân. Hình ảnh ngục quan xúc động, nghẹn ngào “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cũng là lúc thiên lương có thể cảm hóa được thiên

=> sự lên ngôi tuyệt đối của cái đẹp. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, trong mọi cảnh ngộ kể cả nơi mà ta không ngờ tới. Nó có sức mạnh cảm hóa, thanh lọc và cứu rỗi tâm hồn con người.

>> Xem thêm:  Tả lần lượt từng bộ phận của Cây dừa

3. Kết bài:

– Tổng kết về nghệ thuật

– Qua nhân vật Huấn Cao khẳng định sự bất tử, lên ngôi của cái đẹp. Chính vì những yếu tố đó, chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nhớ mãi nét chữ cũng như tài năng, khí phách của Huấn Cao.

phan tich nhan vat huan cao - [Văn mẫu học trò] Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao

Làm bài

“ Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Tuân. Nhận xét về tác phẩm, Vũ Ngọc Phan đánh giá đây là một văn phẩm “ đạt gần đến sự toàn diện toàn mĩ”. “ Sự toàn diện, toàn mĩ” của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Huấn Cao – một kẻ tử tù nhưng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ, khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng.

Huấn Cao là một hình mẫu lí tưởng được tuyệt đối hoá vẻ đẹp cũng chính là hiện thân của Cao Bá Quát, một người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp, một anh hùng dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến đầy bất công, mục rỗng.

Trước tiên, Huấn Cao được tất cả mọi người biết đến là một người có tài “ viết chữ rất nhanh và đẹp”. Nét chữ ấy là những nét chữ “ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Cái đẹp, cái tài hoa của chữ viết Huấn Cao đã khiến viên quan coi ngục khao khát có được, trân quý như “ một báu vật ở trên đời”. Chữ Huấn Cao không chỉ thể hiện ở hình thức mà còn đẹp ở nội dung. Mỗi nét chữ đều thể hiện khí phách, tầm vóc kì vĩ, phi thường của người cho chữ. Do đó không tự nhiên chữ Huấn Cao được lưu truyền trong không gian, thời gian, được lưu giữ trong lòng người và trở thành sở nguyện mà viên quản ngục sẵn sàng đánh đổi bằng cả danh dự, tính mạng để có được.

Chữ Huấn Cao thể hiện khí phách bởi lẽ ngay ngoài đời thực, ông đã là một vị anh hùng hiên ngang bất khuất:

“ Chọn trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”

– Nguyễn Du –

Là kẻ tử tù bị giải vào đề lao, Huấn Cao vẫn thản nhiên dỗ gông một cái “ uỳnh” xuống nền nhà trước sự chứng kiến của cả công đường. Ông không sợ ánh mắt tức giận của ngục quan, không sợ lời bàn tán của mọi người bởi, ông là con người ung dung, hiên ngang, không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Ngay cả khi vào đề lao, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt như trong hứng sinh bình, thậm chí có thái độ xua đuổi, khinh bạc ngục quan “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.” Hành động của Huấn Cao là biểu hiện cho khí phách anh hùng, con người bản lĩnh “ bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.”

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh văn 8

Không chỉ tài hoa, khí phách, như để hoàn chỉnh bức chân dung lí tưởng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên nhân vật có thiên lương trong sáng. Bản chất lương thiện với cái tâm trong sáng đã giúp Huấn Cao có thái độ rõ ràng với cái xấu, cái ác, dám đứng lên chống lại triều đình xâú xa, mục rỗng. Ông luôn ý thức được tài năng của bản thân, không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ, ông chỉ cho những ai biết trân trọng, thưởng thức, nâng niu cái đẹp, cái tài. “ Cả đời ta chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân.”

Suốt một đời, Huấn Cao chỉ cho chữ ba người bạn thân và giờ đây, thêm một người thứ tư cũng là người cuối cùng. Sau khi nhận ra sở nguyện chân thành mà tha thiết của ngục quan, Huấn Cao đã hối hận và trân trọng vì đã kịp phát hiện ra “ một tấm lòng trong thiên hạ”. Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp, bẩn thỉu, Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng sẵn sàng viết chữ tặng ngục quan kèm theo một lời khuyên chân thành xuất phát từ cái tâm trong sáng: “ Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Lời khuyên chân thành hay cũng là lời khẳng định một chân lý: cái đẹp khó có thể dung hòa với cái xấu, người tốt không thể sống và làm việc ác.

Trước lời khuyên, viên quản ngục xúc động, nghẹn ngào và nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh sống của mình, là một người tù chung thân. Huấn Cao cho chữ cùng lời di huấn như đang chuyển giao một nhân cách, nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp, là giây phút sinh thành của cái đẹp để nó mãi nhân lên. Huấn Cao đã khai sáng cuộc đời tăm tối, mở ra cánh cửa để viên quản ngục bước ra khỏi nhà tù chung thân để được về quê sống với bản chất thiên lương của viên quản ngục. Ông cúi đầu “ Xin lĩnh ý” không phải cái cúi đầu hèn hạ mà là cúi đầu khuất phục trước cái đẹp, cái tài, cái sáng rực của thiên lương, cái cúi đầu làm cho người ta cao quý hơn, lớn lao hơn “ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” ( Cao Bá Quát). Đồng thời, hình ảnh ngục quan xúc động, nghẹn ngào “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cũng là lúc thiên lương có thể cảm hóa được thiên lương.

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ "Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương

Từ hành động cho chữ của Huấn Cao, Nguyễn Tuân khẳng định sự lên ngôi tuyệt đối của cái đẹp. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, trong mọi cảnh ngộ kể cả nơi mà ta không ngờ tới. Nó có sức mạnh cảm hóa, thanh lọc và cứu rỗi tâm hồn con người. Cái đẹp, nó không khuất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Cái đẹp, nó không áp đặt con người để người ta tuân theo nó, nó vực con người ta vươn lên, tự nguyện đi theo nó để hướng đến cái chân, thiện, mỹ. “ Cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người.” ( Đôxtôiepxki).

Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đã giúp Nguyễn Tuân xây dựng hoàn chỉnh chân dung nhân vật Huấn Cao. Tình huống truyện đặc biệt éo le trong cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục, nghệ thuật xây dựng nhân vật với bút pháp lãng mạn đặc trưng cùng việc sử dụng các từ ngữ, chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng,…góp phần khắc hoạ vẻ đẹp từ nhân cách, tài năng đến tâm hồn nhân vật Huấn Cao và, khẳng định sự bất tử, lên ngôi của cái đẹp. Chính vì những yếu tố đó, chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nhớ mãi nét chữ cũng như tài năng, khí phách của Huấn Cao.

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan