[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay


[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay

Dàn ý chi tiết

1.Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.

2.Thân bài:

Giải thích:

– “ Thành tích” là kết quả tốt dựa vào nỗ lực của con người và được người khác công nhận.

– “ Bệnh thành tích” là bệnh chạy theo thành tích, làm mọi việc, mọi điều dù đúng hay sai nhằm đạt được danh hiệu, kết quả mà mình mong muốn.

=>  Căn bệnh ngày càng lan rộng và gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay.

Bàn luận, phân tích, chứng minh:

– Con người luôn mong muốn có được thành tích tốt. Nó giúp con người có sức bật, có động lực thúc đẩy bản thân hướng tới cái đích cao cả hơn. ( Dẫn chứng)

– Mong muốn thành tích cao nhưng con người hiện nay không cố gắng mà bất chấp đạt được ( Dẫn chứng)

Tác hại:

+ Bản thân không có được thành công đích thực.

+ Tốn thời gian, tiền bạc, công sức…

+ Có nguy cơ làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước, làm đạo đức con người bị suy thoái, gây bất ổn cho cả xã hội.

Cách khắc phục:

– Đặt ra kết quả tốt nhưng phải dùng chính đôi chân mình đi trên con đường đầy gai, dùng chính năng lực và sức mạnh bản thân để đạt được những điều mình mong muốn.

– Nhìn nhận đúng năng lực bản thân để cố gắng, học tập, trau dồi kiến thức.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: hãy “ nói không với tiêu cực cũng là nói không với bệnh thành tích vì con em mình” ( Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

suy nghi ve benh thanh tich - [Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay

Suy nghĩ về bệnh thành tích

Bài văn tham khảo

Xã hội ngày nay càng phát triển kéo theo những hệ lụy gây ra những áp lực, trăn trở cho con người. Một trong những vấn đề đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội là căn bệnh thành tích.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Việt Nam và con đường phát triển khoa học công nghệ

“Thành tích” là kết quả tốt dựa vào nỗ lực của chính mình và được người khác công nhận. Đạt được thành tích cao là điều tốt đẹp. Thế nhưng, giờ đây, nó đã trở thành một căn bệnh mang tên “ bệnh thành tích”. “ Bệnh thành tích” là bệnh chạy theo thành tích, làm mọi việc, mọi điều dù đúng hay sai nhằm đạt được danh hiệu, kết quả mà mình mong muốn. Căn bệnh này ngày càng lan rộng và gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay.

Thực chất, con người ai cũng mong muốn có được những điều tốt đẹp nhất, những thành tích vượt trội hơn người. Những thành tích ấy giúp con người có sức bật, có động lực thúc đẩy bản thân hướng tới cái đích cao cả hơn. Học sinh có được thành tích tốt mang đến tự hào cho bản thân, hãnh diện cho gia đình. Nhà trường có thành tích tốt sẽ là chỗ dựa đáng tin cậy để học sinh yên tâm học tập. Một xã hội văn minh chính là nhờ thành tích của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong từng lĩnh vực. Thế giới sẽ không vươn tới đỉnh cao hiện đại như hôm nay nếu hôm qua không có những phát minh thành công của Eđisơn hay Niutơn. Và loài người sẽ không tiến bộ nếu các vị lãnh đạo, những người đầu ngành không đạt được kết quả tốt nhất trong học tập, công việc.

Ai trong chúng ta cũng muốn trở thành người đứng đầu, một nhà khoa học đại tài như Eđisơn, Niutơn. Nhưng, chúng ta chỉ nhìn thấy thành tích xuất sắc của họ mà quên mất rằng trước khi lưu danh hậu thế, dù là Eđisơn hay Niutơn đều phải trải qua không ít khó khăn, thất bại, thậm chí gần như tuyệt vọng. Có lẽ vì ta quên nên ta chạy theo thành tích giống họ và hành động ấy biến ta thành kẻ bệnh – kẻ mắc bệnh thành tích, một căn bệnh mà ngày nay dường như ai cũng mắc phải. Học sinh học vẹt, học tủ vì danh hiệu học sinh giỏi, bất chấp gian lận vì bảng điểm thật hoàn hảo trong học bạ. Gia đình, cha mẹ lo chạy điểm, chạy trường, chạy việc để con có được thành tích cao, chức vụ lớn để tự hào với những người xung quanh. Nhà trường vì muốn dẫn đầu trong bảng xếp hạng đã không ngần ngại đưa ra những con số ảo, nộp những bài dự thi đã được chép sẵn đáp án… Nhiều công ty, doanh nghiệp để thu được nhiều lợi nhuận đã bất chấp sản xuất ồ ạt về số lượng mà quên mất rằng, tiêu chí hàng đầu phải là chất lượng…Chạy theo thành tích, con người dần dấn vào những hành động sai trái. Và, hành động sai trái ấy vẫn tiếp diễn không hồi kết khiến bệnh thành tích ngày càng trầm trọng.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cá kiếm trong truyện “Ông già và biển cả” của nhà văn Hê-minh-uê

Bởi vì hám danh, hám lợi, luôn mong muốn đạt được những điều tốt đẹp nhất nhưng lại lười nhác, thiếu ý chí, sự nỗ lực, cố gắng, không ít người sẵn sàng bất chấp tất cả để chạy theo thành tích. Căn bênh thành tích mới đầu như một vị khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính. Một lần rồi hai lần bất chấp chạy theo thành tích, con người trở nên mưu mô, thủ đoạn nhưng cũng yếu đuối, dễ dàng thất bại hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, họ không dùng lửa để tôi luyện bản thân cứng rắn, không biết dùng ý chí, nghị lực để vươn đến thành công đích thực. Đôi tay chạm đến hoa hồng nhưng bước chân không giẫm đến mũi gai thì liệu cánh hóa ấy có mãi tỏa sắc lưu hương?

Chỉ mãi nghĩ đến thành tích, bất chấp vì thành tích mà ta đâu biết rằng, xiềng xích của nó quá yếu khiến ta không cảm nhận được cho tới khi chúng quá mạnh để ta có thể thoát ra. Đến khi nhận ra hành động bất chấp chạy theo thành tích chỉ gây tốn kém và lãng phí tiền bạc, công sức mà chẳng màng lại lợi ích gì thì nó đã hóa căn bệnh ăn sâu vào cơ thể, vào trong lòng của xã hội. Bệnh thành tích trong giáo dục khiến học sinh không tiếp thu được kiến thức, có nguy cơ làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước, làm đạo đức con người bị suy thoái, gây bất ổn cho cả xã hội.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Bệnh thành tích là một căn bệnh nặng nhưng không phải không có thuốc chữa. Đạt được thành tích cao là những bước thang để con người lên tới đỉnh cao của thành công. Mà, thành công đích thực luôn luôn phải trả giá bằng ý chí, nghị lực, niềm tin trước những khó khăn, cạm bẫy. Chúng ta đặt ra kết quả tốt nhưng phải dùng chính đôi chân mình đi trên con đường đầy gai, dùng chính năng lực và sức mạnh bản thân để đạt được những điều mình mong muốn. Hẳn không ai là không biết tới những nhân vật hoạt hình kinh điển như vịt Donald, chuột Mickey, và người đã thiết kế những nhân vật hoạt hình ấy là Walt Disney. Walt Disney mong muốn lập công ty thiết kế phim hoạt hình ngắn nhưng trước khi xây dựng được một đế chế giải trí khổng lồ như ngày hôm nay, ông đã từng bị sa thải, từng thất bại, từng mất quyền sở hữu nhân vật hoạt hình của mình. Ông muốn có thành công nhưng không bất chấp chạy theo nó mà từng bước từng bước nỗ lực, nhìn nhận đúng năng lực bản thân để học tập, trau dồi kiến thức, cố gắng đi lên bằng năng lực bản thân. Nhờ đó, ông mới có thể thành công và được mọi người trên thế giới kính phục.

Thành công chỉ đến với những ai nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Chạy đua theo thành tích chỉ khiến ta thất bại và không thể tiến lên. Bởi vậy,  hãy “ nói không với tiêu cực cũng là nói không với bệnh thành tích vì con em mình” ( Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan