Viết đoạn văn ngắn phân tích cái hay trong đoạn thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm… Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!” (Bếp lửa – Bằng Việt)


Viết đoạn văn ngắn phân tích cái hay trong đoạn thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm… Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!” (Bếp lửa – Bằng Việt)

Hướng dẫn

Đề bài:

Viết đoạn văn ngắn phân tích cái hay trong đoạn thơ sau:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Bài làm

Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ chính là hình ảnh “bếp lửa” nồng ấm. Đó là ngọn lửa mà người bà tác giả đã nhóm lên – ngọn lửa của yêu thương và chia sẻ:

"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

Điệp từ "nhóm" được điệp lại nhiều lần nằm ở đầu mỗi dòng thơ thê hiện niềm xúc động của nhà thơ đang dồn dập dâng trào. Không những vậy, điều đó còn thế hiện sức mạnh của ngọn lửa, tình yêu thương nồng nàn sâu đậm. Ngọn lửa đã khơi dậy những gì bình dị mà thiêng liêng nhất: "niềm tin dai dẳng" – niềm tin bền bỉ của bà vào bình yên, độc lập, hạnh phúc, "niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi", "nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Và nhất là "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà đã khơi dậy trong lòng cháu một trời yêu thương, bà dựng xây cho cháu một khung trời tuổi thơ vẹn tròn ước mơ, hi vọng, bà là bà nhưng cũng là cha, là mẹ, là người bạn tâm tình cho cháu sự yêu thương, chăm sóc, bảo ban và chia sẻ… Với cháu, bà là tất cả quãng đời thơ bé. Cảm xúc ngưng đọng khiến nhà thơ phải thốt lên: "Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

>> Xem thêm:  "Qua... , bài thơ Bếp lửa thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn... , quê hương đất nước". Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp thành một đoạn văn khoảng 25 câu theo kiểu tổng - phân - hợp.

Thu Trang

Bài viết liên quan