Hướng dẫn soạn văn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Hướng dẫn soạn văn Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cung cấp những lời giải chi tiết, cụ thể cho hệ thống câu hỏi định hướng bài học trong sách giáo khoa. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin bài học hữu ích nhất nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả như thế nào?

Trả lời

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả chân thực, cụ thể, chi tiết:

  • Chúa ra sức xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
  • Chúa thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi xa xỉ, long trọng ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động  rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.
  • Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa dưới danh nghĩa tìm thu vật “phụng thủ”
  • Không gia phủ Chúa được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn.

Như vậy, thông qua cách miêu tả cụ thể, chi tiết, thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hiện lên với sự xa xỉ, lãng phí tiền của và hoàn toàn đối lập với cuộc sống của nhân dân.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Câu 2. Sự tham lam nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa ra sức vơ vét, bóc lột của cải của nhân dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, để phục vụ cho cuộc sống đầy những lạc thú và lòng tham vô đáy: “bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, chúa đều sức thu lấy”  ”trong phủ, tuỳ chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ, trông như bến bể đầu non”. Mượn danh nghĩa “phụng thủ”, bọn quan lại đã “mượn gió bẻ măng”,  vừa ăn cướp trắng trợn tài sản của nhân dân, vừa vô lí dọa dẫm người dân, khiến cho người dân vừa bị cướp vật quý vừa bị đòi tiền, luôn sống trong lo sợ và có khi lại còn phải tự tay phá huỷ những thứ mình đã chăm sóc, nuôi trồng để tránh khỏi tai vạ.

Kết thúc bài tùy bút, tác giả đã kể lại câu chuyện có thực từng xảy ra trong nhà mình, người mẹ đã phải tự tay chặt đi hai cây lựu trong nhà mình để tránh tai họa. Câu chuyện này đã làm tăng sức thuyết phục cho bài tùy bút và củng cố thêm độ chân thực vào những điều mà tác giả “tai nghe mắt thấy”

>> Xem thêm:  Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

Câu 3. Theo em thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác với thể truyện mà các em đã học ở tiết trước (Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời

  • Về sự giống nhau: cả  hai tác phẩm đều là những tác phẩm tiêu biểu và cso giá trị trong nền văn xuôi trung đại Việt Nam
  • Về sự khác nhau:

+ Về nội dung phản ánh:

  • Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được miêu tả và phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật.
  • Ở thể loại tùy bút, cuộc sống được phản ánh chân thực qua sự ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.

+ Về cách thức tổ chức cốt truyện, sự kiện

  • Ở thể loại truyện, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng và được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả.
  • Ở thể loại tùy bút, sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan nhưng dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.

Câu 4. Trình bày cảm nhận của em về tình trạng của đất nước ta thời vua Lê – chúa Trịnh?

Trả lời

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa (sử dụng phương pháp tự thuật)

Thông qua sự miêu tả của tác giả, tình trạng của đất nước ta thời vua Lê- chúa Trịnh đã hiện lên với sự mục nát, báo hiệu sự suy tàn tất yếu của một triều đại phong kiến.

  • Vua quan mặc sức ăn chơi hưởng lạc, phung phí tiền của và những cuộc chơi xa xỉ, trong khi đó cuộc sống của nhân dân lại khổ cực.
  • Vua quan ngang nhiên bóc lột của cải của nhân dân một cách trắng trợn để thỏa mãn lòng tham và đáp ứng những cuộc vui sa đọa.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan