Nêu quan điểm của em về vấn đề: Tự lực cánh sinh, cần cù lao động trong cuộc sống


Nêu quan điểm của em về vấn đề: Tự lực cánh sinh, cần cù lao động trong cuộc sống

Mở bài Quan điểm của em về vấn đề: tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Cần cù lao động, là đức tính và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta, từ xưa tới nay ông bà đã dạy bảo và khuyên ngăn chúng ta những điều hay lẽ phải, như câu tục ngữ

“Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.”

Thân bài Quan điểm của em về vấn đề:tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Lao động là vinh quang, những thứ mình làm ra được bằng chính sức lao động của mình thì mình mới biết quý và trân trọng. Bác Hồ tự có câu rằng: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”.

Tự lực cánh sinh là phải dựa vào năng lực, tài năng của mình để làm việc được dựa dẫm hay chờ đợi ai đó dọn sẵn chỗ cho mình, nếu như thế thì kết quả mà anh đạt được quá dễ dàng, do vậy anh sẽ không biết quý trọng, dần dần theo thời gian anh sẽ bị tụt hậu và đẩy ra vì không theo với sự phát triển chung của đất nước. Muốn có được thành quả bền vững và lâu dài thì anh phải dùng tới năng lực và tài năng của mình để có được, bởi anh hiểu ra rằng có được thành công như ngày hôm nay là kết quả của quá trình học hỏi, tìm tòi chứ không phải ngày môt ngày hai là có được. Vì thế họ quý những công sức mà mình làm ra, mỗi ngày họ lại càng cố gắng, bởi họ biết rằng sẽ không ai giúp mình hết, chỉ dựa vào năng lực của mình thì kết quả đạt được sẽ trở nên viên mãn hơn.

>> Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều

“Của biếu là của lo, của cho là của nợ” đời này sòng phẳng lắm, chả ai cho không ai cái gì hết, ai cho bận cái gì thì chắc chắn là có ý đồ, ý định gì xấu đối với bạn, tuy nhiên cũng có những trường họp ngoại lệ, là họ cho đi, chứ không nhận lại, như cứu người lúc hoạn nạn, khó khăn, bão lũ nhưng người ta làm như thế thì lương tâm của họ mới được thanh thản và bình yên được.

Tự lực cánh sinh là bạn phải luôn đặt cho mục tiêu và hướng đi rõ ràng, chứ không được lơ là vì tự lực làm tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ có những vấp ngã trong đời nhưng đổi lại ta được những bài học đắt giá cho mình, dùng ta biết sử dụng trí tuệ, tài năng của mình vào công việc, và sử dụng khéo léo đôi bàn tay trong lao động, sản xuất giống như  Mai An Tiêm đã từng xây dựng cuộc sống cho mình ngoài đảo hoang vậy.

Khi đất nước trong thời kỳ chiến tranh, bom đạn vẫn cứ rơi, con người vẫn anh dũng, hy sinh nhưng không bao giờ quật ngã được ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Khi miền Bắc được giải phóng, miền Nam đang phải oằn mình để chống Mỹ, đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn và thách thức. Đứng trước tình hình đó, Bác Hồ đã động viên nhân dân ta: “nước ta con nghèo, tự lực cánh sinh, cần cù lao động, không thể trông chờ ở bên ngoài được”,  ta được bạn bè giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất nhưng không vì thế mà ta có thể ỷ vào đó, vì chiến tranh luôn đặt ra cho chúng ta biết bao nhiêu thách thức ma chúng ta không thể lường hết được. vì thế chỉ có thể dựa vào sức của mình để tạo ra của cải vật chất, phục vụ cho cuộc kháng chiến, miền Bắc thi đua tăng gia sản xuất, Miền Nam thì hăm hở tham gia đấu tranh đánh đuổi giặc Mỹ.

>> Xem thêm:  Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng làm hợp đồng thống nhất với nhau về mua bán. Em hãy giúp bố mẹ làm bản hợp đồng đó

Trong thời bình cũng vậy, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và vô cùng thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng phải đón nhận những thách thức, khó khăn bủa vây. Vì thế chỉ có cách tự lực cánh sinh, cần cù lao động, chớp lấy cơ hội thì chúng ta mới có thể theo kịp với sự phát triển của thế giới được.

Lao động “là vẻ vang, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ” như cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói. Vì vậy, làm việc cũng được, làm ở đâu cũng được miễn là công việc mình làm là lương thiện, không hại tới ai, không hại tới lợi ích của  chung thì dù đó là nghề quét rác, vệ sinh, làm việc tay chân mà đồng tiền mình làm ra do chính đôi tay, công sức của mình thì chấp nhận được hết.

Kết luận Quan điểm của em về vấn đề:tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Mục tiêu của nước ta là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Được ghi rõ trong chiến lược phát triển kinh tế năm 2010-2020. Vì thế chúng ta những thế hệ trẻ của đất nước hăng say học tập và lao động. “tuổi nhỏ làm việc nhỏ/tùy theo sức của mình” là chúng ta đã góp một phần sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông họa sĩ già trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Bài viết liên quan