Giải thích ý nghĩa của câu nói Có học thì phải có hành


Giải thích ý nghĩa của câu nói Có học thì phải có hành

Mở bài Em hiểu gì về lời dạy “có học thì phải có hành”

Lê nin có câu “ học, học nữa, học mãi” là muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, kiến thức, tri thức của loài người là vô hạn, chúng ta chỉ à hạt cát nhỏ trong sa mạc ấy mà thôi, nhưng học thì phải đi đôi với hành, đừng học mà chỉ chăm chăm vào mớ kiến thức trong sách vở, lý thuyết suông mà không thực hành, áp dụng vào đời sống thì nó không có giá trị.

Thân bài Em hiểu gì về lời dạy “có học thì phải có hành”

Học là quá trình con người lĩnh hội và tiếp nhận những tinh hoa, văn hóa, khoa học công nghệ của nhân loại, trong chương trình dạy và học tại các cấp bậc thường được chia thành hai mảng tự nhiên và nhân văn, hai mảng là hai vấn đề khác nhau nhưng chung quy đều tri thức giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và nâng cao hiểu biết của mình lên, muốn vậy thì chúng ta không ngừng học tập và rèn luyện, vì tri thức là bao la, mà hiện tại vẫn chưa có một ai dám khẳng định mình.

Học chưa bao giờ là đơn giản và dễ dàng, học càng cao thì càng khó khăn, phức tạp vì thế chúng ta cần phải lòng quyết tâm và nhiệt huyết mới có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Học phải gắn với lý thuyết và ngược lại muốn học tốt thì cần phải thực hành thì kiến thức mà bạn lĩnh hội được mới có giá trị và phát huy được ý nghĩa của kiến thức.

>> Xem thêm:  Soạn bài tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Nếu học là những lý thuyết suông, có trong sách vở, con người nhìn vào đó để thấm nhuần và hiểu được những gì mà các nhà khoa học, các nhà văn muốn truyền tải cho chúng ta, thì hành là quá trình đưa những kiến thức đó vào thực tế, áp dụng nó trở thành sản phẩm, trở thành lẽ sống, chân lý của đời, dù bạn lĩnh hội nó như thế nào, có thể đó quá trình tự sáng tạo, học hỏi không ngừng, cũng có thể đó quá trình học tập và bắt chước các hành động mà người đi trước đã làm mà mình đang thụ hưởng. Thực hành được đến đâu thì phụ thuộc vào kiến thức, khả năng của bạn tư duy, học hỏi của bạn.

Học và hành nằm trong thể thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, tồn tại song song với nhau, có học mà không có hành thì thứ kiến thức đó xem như không có giá trị gì, vì nó chỉ là lý thuyết suông, mà chỉ có bạn lĩnh hội được chứ chẳng có ai hiểu điều mà bạn học là gì hết, nếu đó là lý thuyết trong sách vở thì chỉ cần nhìn sách người ta cũng hiểu chứ chẳng cần gì tới kiến thức của bạn. Nhưng hành mà lại không có học, không có kiến thức thì nó khó để trở thành hiện thực được.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt, họ không học qua bất cứ một trường lớp nào nhưng vẫn có thể phát minh ra những vật dụng, đồ dụng thiết thực cho cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, ví như máy cấy do anh nông dân Trần Đại Nghĩa phát minh chế tạo hết sức đơn giản, nhưng hiệu quả vô cùng.

>> Xem thêm:  Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy viết thêm những cách kết bài khác

Ngoài kiến thức chúng ta cần có kỹ năng đời sống càng nhiều càng tốt, vì những kỹ năng đó giúp chúng ta rất nhiều trong công việc và học tập, lý thuyết mà chúng ta lĩnh hội được trở thành kiến thức chết, kiến thức nằm yên, không xê dịch vì nó không thể áp dụng vào thực tế thì nó chẳng có ý nghĩa gì. Ví dụ như trường hợp, Việt Nam cử đội ngũ đi thi các học sinh, viên viên ưu tú đi thi đấu các giải đấu quốc tế về khoa học tự nhiên, về lý thuyết, họ đạt điểm số tuyệt đối, luôn nằm trong top đầu của cuộc thi, nhưng khi áp dụng vào thực hành, bạn bè quốc tế họ chế tạo, lắp ráp và làm các thí nghiệm hết sức đơn giản và nhẹ nhàng, trong khi nước ta thì cứ loay hoay, vụng về, không biết làm như thế nào, điều đó cho thấy học sinh, sinh viên Việt không được thực hành, cọ xát nhiều, khiến ta khi ra đấu trường quốc tế thường nắm thế bị động, kiểu học như thế cần phải loại bỏ và quán triệt nhanh càng sớm càng tốt, học như thế chỉ phí thời gian của bạn và mọi người, tốn tiền của gia đình và xã hội.

Kết luận Em hiểu gì về lời dạy “có học thì phải có hành”

Tóm lại học phải đi đôi với hành như thế mới có ích, có ý nghĩa, học mà không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành mà không có kiến thức thì các công trình, sản phẩm khoa học khó áp dụng vào đời sống, học phải đi đôi với hành thì mới có hiệu quả, ông cha ta bảo chưa bao giờ sai, vì thế chúng ta phải học tập và sáng tạo không ngừng, để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phồn vinh.

Bài viết liên quan