Phân tích bà Tú trong bài “Thương vợ” của Trần Kế Xương


Đề bài: phân tích bà Tú trong bài “Thương vợ” của Trần Kế Xương

Đề tài người vợ trong thơ xưa rất ít mà lại viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác, trong sáng tác của ông có hẳn một đề tài về người vợ Tú bao gồm cả thơ và câu đối. Bà Tú là người chịu nhiều vất vả, gian truân trong cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc lớn lao là khi bà đang còn sống đã được đi vào thơ của ông Tú với tất cả tình yêu thương, sự trân trọng và cảm thông của chồng. Bài thơ “thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tế Xương viết về bà Tú.

Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Tú Xương có tới tận 10 sáng tác viết về người vợ của mình. Trong khi các thi nhân xưa thường ca ngợi về đức thờ chồng của các bà lúc mất đi, còn Tú Xương lại viết về vợ của mình khi còn sinh thời.

Bài thơ “thương vợ” được xem là tác phẩm thơ ca hay nhất viết về vợ mình của ông. Qua bài thơ tác giả ca ngợi sự lam lũ, tảo tần, chịu thương chịu khó và sự hy sinh thầm lặng của vợ.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

>> Xem thêm:  Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với một con vật nuôi mà em yêu thích

Nuôi đủ năm con với một chồng.”

Hai câu thơ đầu của bài thơ nói lên sự vất vả, lam lũ của bà Tú. Ngay trong việc miêu tả về cuộc sống vất vả và hy sinh của bà Tú là ẩn dấu trong đó là lòng cảm ơn sâu sắc của ông đối với người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó. Biểu hiện qua các từ ngữ “quanh năm” nghĩa là năm này qua năm khác, gợi lên một khoảng thời gian rất dài, lặp đi lặp lại, không phải một năm. Ngay từ đầu Tú Xương đã khái quát ý niệm thời gian cực kỳ tiêu biểu, thời gian luôn tuần hoàn như thế trôi đi, thời gian tuần hoàn như thế gợi lên cuộc sống buôn bán cực khổ của bà Tú đã diễn ra rất lâu rồi. câu thơ này không chỉ gợi thời gian mà còn nói lên công việc, hoàn cảnh. Đó là công việc buôn bán ở nom sông, không gian đó không được vững chãi, cheo leo mà không phải là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất.

Bà nuôi đủ 6 con người về cả số lượng, chất lượng. nếu như thời xưa vợ nuôi chồng là việc hết sức bình thường nhưng ông Tú làm cho nó khác thường đi ở việc ông cho mình tách khỏi con cái mà đứng một mình, để tự coi mình như “loại con” đặc biệt, được tách ra ngang hàng với những đứa con khác.

Hình ảnh của bà Tú còn hiện lên rõ nét hơn qua 2 câu thơ tiếp:

>> Xem thêm:  Hãy tưởng tượng về nhân vật Hoàng sau 20 năm nữa gặp Thủy Sinh trong tác phẩm Cố hương của tác giả Lỗ Tấn

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.”

Hai câu thơ trên được bắt nguồn, gốc rễ từ văn học dân gian. Trong ca dao, thơ ca dân gian hình ảnh “con cò” đã trở thành một biểu tượng cho người mẹ, người phụ nữ. chính cội nguồn dân tộc ấy lại tiếp tục chảy mạnh trong hai câu thơ trên của Tú Xương.

Hình ảnh ocn cò “lặn lội bờ sông” đã gợi lên cái gì đó tội nghiệp lắm rồi thì Tú Xương còn đi xa hơn câu ca dao ấy, khi nhà thơ không đi so sánh, không ẩn dụ mà ông đồng nhất thân cò và bà Tú.

“buổi đò đông” gợi lên cho chúng ta một không gian, thời gian hết sức nguy hiểm. qua đó thể hiện được tình yêu thương vợ của tác giả được xoáy sâu hơn, đồng thời để nâng sự vất vả của bà Tú lên gấp bội lần, cho thấy được sự cảm thông và thấu hiểu tận cùng nỗi vất vả của vợ mình.

“Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công”

Hai câu thơ trên cho thấy được sự tương phản giữa các từ trong các câu thơ: “một duyên” tương phản với “hai phận” và giữa “năm nắng” và “mười mưa” các số từ là bội số của nhau qua từng cặp một. Qua từ “âu đành phận” và “dám quản công” để nói lên giọng điệu của bà Tú, nó giống như một tiếng thở dài, chấp nhẫn với sự nhẫn nại, chịu đựng, TúXương như đã nhập thân vào vợ để nói lên sự sâu kín nhất. Tú Xương đã thể hiện được mình là một con người, một người chồng hiểu chuyện, thấu hiểu những nỗi niềm và suy nghĩ của vợ mình,

>> Xem thêm:  Phân tích hồi thơ thứ mười bốn trong bộ Hoàng Lê nhất thống chí của tác giả Ngô Gia Văn Phái

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Hai câu thơ cuối là Tú Xườn tự trách bản thân mình, chửi bản thân mình là một người chồng “hờ hững” có cũng như không, chỉ làm khổ vợ mà thôi, đồng thời ông cũng chửi luôn cả xã hội đương thời, thói đời bạc bẽo, vì thói đời mà khiến cho vợ mình phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng mà ông lên án thói đời bạc bẽo nói chung, ông thấy mình thật vô dụng, bất tài.

Bài thơ “thương vợ” thể hiện được sự trân trọng và thấu hiểu sự vất vả, lam lũ của người vợ chỉ vì con cái, vì người chồng vô dụng mà khiến bản thân phải chịu đựng biết bao khó khăn trong cuộc sống, nhưng chưa bao giờ dám không ai lấy một lời. Bài thơ chính là tâm trạng, lời tự sự, lời bộc bạch chân thành của mình tới người vợ của mình. Qua bài thơ, tác giả phê phán, lên án thói đời bạc bẽo mà con người đối xử với nhau.

Bài viết liên quan