Giới thiệu về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác


Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực khung cảnh sa hoa của vua quan triều Nguyễn, qua đó thể hiện được cách đánh giá của tác giả Lê Hữu Trác về thực trạng xã hội thực tại. Để hiểu cụ thể hơn về đoạn trích này, các bạn hãy cùng theo dõi bài Giới thiệu tác phẩm Vào phủ chúa TrịnhVanmauhoctro.com giới thiệu dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự

Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” ghi chép lại chuyến đi vê kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, tác giả đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kì, miêu tả lại cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa. Trong đó có đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” đã kể lại một cách chân thật và cảm động, nhắc nhở về sự đấu tranh tư tưởng thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi để có được một cuộc sống thanh cao, an nhàn.

2. Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

“Vào phủ chúa Trịnh” là một đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự”, đoạn trích đã thể hiện một cách đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của tác giả Lê Hữu Trác. Tuy rằng đoạn trích với nội dung chủ yếu là những chi tiết tác giả vào phủ chúa chữa bệnh, nhưng phong cách kể chuyện cũng như nội dung đề cập tới không chỉ đơn giản là tường thuật quá trình chữa bệnh. Thông qua đoạn trích này, tác giả Lê Hữu Trác đã phần nào tái hiện được một phần bộ mặt xã hội phong kiến của Việt Nam dưới thới của vua Lê chúa Trịnh. Chốn phủ chúa với những biểu hiện của sự bệnh hoạn, thác loạn, xa hoa còn triều đình phong kiến nhà Lê đã tới lúc suy vong.

gioi thieu ve tac pham vao phu chua trinh cua tac gia le huu trac - Giới thiệu về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác
Giới thiệu về tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác

Với bố cục nội dung theo trình tự thời gian, từ đầu tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữa bệnh, sau đó là kể lại những điều tai nghe mắt thấy khi vào cung, đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử, cuối cùng nhận định và đề ra phương pháp chữa bệnh. Với bút pháp kí sự đặc sắc, khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép một cách chân thật, trung thực, miêu tả cảnh sống động. Cùng với lối kể chuyện rất khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn bằng những sự việc ấn tượng, đặc sắc, ngoài ra tác giả còn vận dụng đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm.

Đoạn trích “Vào phủ chúa trịnh” đã phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến lúc bấy giờ, quyền lực to lớn của chúa Trịnh, cuộc sống trụy lạc trong phủ chúa, đồng thời bày tỏ quan điểm cũng như thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả.

Bài viết liên quan