Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương của tác giả Trần Tế Xương


Đề bài: Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương của Tế Xương 

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tế Xương và bài thơ Vịnh khoa thi hương: Trong hệ thống tác phẩm đồ sộ của ông có bài thơ đặc sắc“Vịnh khoa thi Hương”

2. Thân bài

  • Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ vô cùng rối ren, thực dân Pháp xâm lược, xã hội phong kiến thối nát
  • Bức tranh trường thi kì thi khoa Hương năm Đinh Dậu: Từ “lẫn” đã được tác giả sử dụng như một sự mỉa mai, đoán trước được sự hỗn tạp trong thi cử năm nay
  • Nỗi lòng của tác giả đối với tình cảnh đất nước: Tế Xương cất tiếng cười mỉa mai nhưng đầy đau xót, buồn thương cho sự nhục nhã của giới trí thức và toàn dân tộc
  • Một số nét tiêu biểu về nghệ thuật: Bằng sự kết hợp khéo léo giữa châm biếm đả kích và trữ tình, tác giả không chỉ vẽ nên bức tranh hỗn loạn bát nháo của kì thi năm Đinh Dậu

3. Kết bài

Ý nghĩa bài thơ Vịnh khoa thi hương: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” đã giúp cho người đọc thấy được một tâm trạng lo lắng, thái độ của tác giả.

II. Bài tham khảo

Nhà thơ Trần Tế Xương là một nhà thơ tài năng đặc biệt là thơ trào phúng, sự nghiệp thơ ca của ông được ví như một chàng trai sung sức bất chấp thử thách thời gian. Trong hệ thống tác phẩm đồ sộ của ông có bài thơ đặc sắc“Vịnh khoa thi Hương”, bài thơ đã lên tiếng mỉa mai về sự hỗn loạn, bát nháo của kì thi Hương năm ấy, cũng như con đường thi cử lận đận của riêng ông.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng đầy đủ chi tiết nhất

Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ vô cùng rối ren, thực dân Pháp xâm lược, xã hội phong kiến thối nát đang có tư tưởng đầu hàng bọn thực dân, cuộc sống của những nhà Nho vô cùng cực khổ, đặc biệt là các nhà Nho yêu nước, kì thi khoa cử vẫn diễn ra bình thường nhưng thực tế mọi thứ trong kì thi lại rất bất thường. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh sống động, thể hiện lại tất cả những bất thường đó:

“Nhà nước ta ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

binh giang bai tho vinh khoa thi huong cua tac gia tran te xuong - Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương của tác giả Trần Tế Xương
Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương của tác giả Trần Tế Xương

Tác giả đã giới thiệu về kì thi khoa cử của đất nước, cứ ba năm lại diễn ra một lần, năm nay là kì thi khoa Hương năm Đinh Dậu. Năm nay có điểm khác đầu tiên đó là trường Hà Nội lại thi cùng với trường Nam Định. Đây la hai trường thi ở cả Bắc Kỳ, nhưng vào năm ấy, thực dân Pháp không cho tổ chức thi ở trường Hà Nội mà dồn hết về trường Nam Định để đi. Từ “lẫn” đã được tác giả sử dụng như một sự mỉa mai, đoán trước được sự hỗn tạp trong thi cử năm nay. Sự nhốn nháo đó bắt nguồn từ chính tình cảnh của đất nước, sự áp đảo của bọn thực dân lăm le cướp nước ta. Những câu thơ tiếp theo lột tả những điểm khác thường nực cười trong kì thi:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ặm ọe quan trường miệng thét loa.”

Câu thơ hiện lên hình ảnh những người sĩ tử lôi thôi, xốc xếc, không còn mang dáng vẻ của kẻ đèn sách, có học thức, trông họ như một đám hỗn độn trong chợ chứ không phải chốn quan trường uy nghiêm. Trường thi càng trở nên nhố nhăng hơn bao giờ hết bởi quan coi thi thì “ặm ọe” ăn nói không nên lời, ra oai vẻ gượng gạo, miệng phải “thét loa” vì không có được sự uy nghiêm đáng có. Tiếp theo đó là hình ảnh trường thi của Việt Nam, tổ chức để chọn ra người tài phục vụ đất nước nhưng lại bị thực dân pháp ra uy:

“Lọng cắm rợp trời quan xứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

Những người vốn không liên quan đến kì thi lại được tiếp đón trịnh trọng và mời lên vị trí cao nhất, đó chính là vợ chồng ông “quan sứ” và “mụ đầm”. Tế Xương có thể gọi “quan sứ” trịnh trọng nhưng ông lại gọi vợ quan sứ là “mụ đầm”, đây là một cách châm biếm, khinh bỉ đối với loại đàn bà thấp kém, không ra gì trong xã hội. Một bên là cờ lọng một bên là váy lê, một bên là quan sứ một bên là mụ đầm, phép đối lập ấy đã vẽ lên bức tranh biếm họa về trường thi năm ấy đầy rẫy những đối lập trớ trêu, báo hiệu một kì thi sa sút về chất lượng. Tế Xương cất tiếng cười mỉa mai nhưng đầy đau xót, buồn thương cho sự nhục nhã của giới trí thức và toàn dân tộc.

>> Xem thêm:  Soạn bài: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật

“Nhân tài đất bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Tác giả kêu gọi nhân tài đất nước, không chỉ là kêu gọi những sĩ tử ở nơi trường thi mà còn là kêu gọi cả đất nước, mọi người trong đất nước, hãy “ngoảnh cổ” lại mà biết mình đang sống trong kiếp nô lệ, hãy nhìn cảnh nước nhà từng bước từng bước bị dâng lên cho quân xâm lược, bởi xã hội phong kiến thối nát ấy chỉ như bù nhìn, còn bọn thực dân quá tàn ác và quyết tâm xâm lược nước ta. Tác giả kêu gọi tinh thần yêu nước trong mỗi con người, hãy thức tỉnh tnh thần tự tôn dân tộc. Bằng sự kết hợp khéo léo giữa châm biếm đả kích và trữ tình, tác giả không chỉ vẽ nên bức tranh hỗn loạn bát nháo của kì thi năm Đinh Dậu, mà còn nói đến cảnh đất nước phải làm nô lệ cho bọn thực dân xâm lược.

Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” đã giúp cho người đọc thấy được một tâm trạng lo lắng, thái độ của tác giả trước tình cảnh thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Bài viết liên quan