Em hãy phân tích đoạn thơ mở đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm- văn lớp 12


Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ mở đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm

Bài làm

Hoàng Cầm là một nhà thơ nổi tiếng yêu nước, tác giả trường thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là người con của vùng quê hương Kinh Bắc một quê hương nổi tiếng với làng nghề làm tranh Đông Hồ. Một vùng quê có những người con gái chăm chỉ, lanh lợi hoạt bát trong việc buôn bán mưu sinh, một vùng quê giàu có tươi đẹp trù phú.

Nhưng rồi một ngày chiến tranh nổ ra vùng quê hương Kinh Bắc của tác giả bị giặc chiếm đóng, lúc bấy giờ tác giả Hoàng Cầm đang ở vùng kháng chiến nghe tin quê hương bị giặc chiếm đóng đã không thể kìm được cảm xúc của mình mà viết lên bài thơ “Bên kia sông Đuống” để nói lên nỗi lòng tha thiết yêu quê hương đất nước của mình.

Trong khổ đầu của bài thơ này, tác giả Hoàng Cầm đã vẽ lên một miền quê xanh tươi, trù phú, một cuộc sống bình yên giản dị, nên thơ với những nương dâu, ngô khoai xanh biếc thể hiện sự sung túc của những con người nông dân vùng quê Kinh Bắc này.

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào của tác giả. Nhân vật trữ tình anh và em là một nhân vật tượng trưng cho tình cảm của tác giả mà thôi

>> Xem thêm:  Dựa vào những hiểu biết của mình về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân, anh (chị) hãy phân tích và miêu tả trên nét lớn cá tính và phong cách nghệ thuật cùa nhà văn

Em ơi, buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống”

Nhân vật em trong tưởng tượng của tác giả làm cho bài thơ này trở nên giàu cảm xúc và độc đáo hơn, khiến cho người đọc gợi mở ra nhiều tình tiết ly kỳ thú vị khác. Có người cho rằng chữ em này có thể là người yêu, người con gái mà Hoàng Cầu thầm thương trộm nhớ, cũng có thể chỉ là một nhân vật trữ tình mà thôi, không ám chỉ một con người cụ thể nào cả.

Ngày xưa cát trắng phẳng lì”

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh”

Con sông Đuống vùng quê Kinh Bắc nổi tiếng là con sông hiền hòa, có vẻ đẹp vô cùng nên thơ, lãng mạn, với bờ cát trắng chạy dài thoai thoải, hai bên bờ là những bãi mía, bãi ngô, nương râu, một bức tranh quê hương vô cùng tươi đẹp, sinh động thể hiện sự giàu có thịnh vượng bình yên của vùng quê yên bình này

Trên dòng sông những con nước lững lờ trôi lấp lánh những tia nắng xuyên qua dòng nước trong veo, buổi tối những ánh trăng đêm cũng soi rọi tạo vẻ đẹp nên thơ, trữ tình cho dòng sông Đuống hiền hòa.

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu”

Câu thơ tiếp theo không chỉ thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Đuống mà còn thể hiện sự kiên cường của dòng sông, một dòng sông trải dài theo lịch sử của quê hương của dân tộc, đã trải qua nhiều mưa nắng, đạn bom, trải qua những cuộc kháng chiến vĩ đại. Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ ) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Một câu thơ thể hiện sự so sánh độc đáo của tác giả Hoàng Cầm, thể hiện sự tự hào của tác giả về dòng sông quê hương của mình.

Từ niềm cảm hứng sự tự hào của nhà thơ với dòng sông thân thương của quê hương, tác giả Hoàng Cầm đã chuyển đổi giọng thơ khi nhớ về những ký ức đã qua từ thủa còn thơ bé chạy dọc bờ sông với những bãi mía, nương khoai, xanh biếc, ngút ngàn tầm mắt.

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Trong hai câu cuối cùng của đoạn thơ mở đầu này tác giả Hoàng Cầm thể hiện tâm trạng tiếc nuối, buồn bã, thể hiện sự xót xa của nhà thơ, khi nhớ về dòng sông bình yên, tươi đẹp đó, mà cảm thấy đau đớn, còn đâu một dòng sông xanh biếc trù phú, phồn thịnh đó, tất cả đã tan biến bị giặc tàn phá tiêu điều, chìm trong khói đạn bom.

Mỗi hình ảnh quê hương đều được tác giả ghi dấu ấn trong tim trong tâm trí của mình, nên nghe tin giặc chiếm giữ quê hương sự đau đớn xót xa như muốn rụng bàn tay, như cảm thấy mình tàn phế bất lực vì không làm được gì cho quê hương thân yêu.

Bên kia sông Đuống là bài thơ hay thể hiện tình cảm gắn bó, yêu quê hương của tác giả Hoàng Cầm khi nghe tin quê hương của mình bị giặc tàn phá. Tác giả cảm thấy nuối tiếc những tháng ngày thơ mộng tươi đẹp của quê hương mình khi còn bình yên, sạch bóng quân thù.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan