Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh


Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Bài làm

Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh. – Nhà thơ Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam nhưng ông cũng đồng thời là một nhà cách mạng lỗi lạc. Một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ của ông đều thể hiện những cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời qua đó thể hiện tình cảm yêu nước thương dân của một nhà chính trị.

Bài thơ " Rằm tháng Giêng" được nhà thơ Hồ Chí Minh viết trong những năm tác giả đóng quân ở núi rừng Việt Bắc, trước vẻ đẹp hoang sơ trữ tình của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng sáng tác giả đã viết lên những vần thơ nói hộ lòng mình. Bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết theo lối thơ cổ điển kết hợp với hiện đại thường thấy trong thơ của người. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu được viết bằng chữ Hán nhưng đã nói hết được tâm sự chất chứa trong lòng của tác giả.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

 Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

Trong hai câu thơ đầu của bài thơ "Rằm tháng Giêng" tác giả Hồ Chí Minh đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp với cảnh núi non hùng vĩ, có sông núi, mây nước… Đúng là một nơi đẹp chim sa cá lặn, một chốn dương gian nhưng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng xốn xang xúc động trước cảnh đẹp hiếm thấy trong bài thơ.

cam nhan bai tho ram thang gieng - Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Trong hai câu thơ điệp từ "Xuân" được tác giả Hồ Chí Minh sử dụng  tới ba lần nhắc đi nhắc lại, làm cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm phong cảnh hữu tình. Với hình ảnh ánh trăng thường thấy trong thơ của tác giả Hồ Chí Minh như người bạn thân thiết, gắn bó gần gũi càng làm cho bức tranh sơn tình, thủy mặc nơi đây thêm hữu tình. Từ xuân làm cho toàn bộ bức tranh trở nên thi vị, tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Bởi khi nhắc tới mùa xuân, tuổi xuân, người ta cảm nhận được những gì tuyệt vời nhất, đẹp đẽ và tràn đầy sức sống mãnh liệt. Nếu như mùa xuân là khởi nguồn của một năm mới , thì tuổi xuân chính là quãng thời gian tuyệt vời đẹp đẽ nhất của cuộc đời một con người. 

Tác giả Hồ Chí Minh đã vô cùng tinh tế khéo léo sử dụng điệp từ "xuân" làm cho những câu thơ trở nên vô cùng trữ tình sâu lắng, tràn đầy sức sống và sắc xuân. Một bức tranh thiên nhiên mà mọi thứ giao hòa, tạo nên một sự thống nhất vô cùng tuyệt diệu.

>> Xem thêm:  Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Trong câu thơ thứ ba của bài thơ "Rằm tháng Giêng" này tác giả đã nói lên cảnh sinh hoạt của con người. Những người chiến sĩ của chúng ta vẫn ngày đêm lo lắng tìm con đường cứu nước, giải phóng quê hương, tổ quốc của mình khỏi giặc ngoại xâm.  Họ luôn làm việc hăng say quên mình họp bàn việc chính sự tới mức quên cả thời gian cho tới khi ánh trăng đã lên cao, bầu trời chuyển về lúc nửa đêm trăng thanh gió mát mới kết thúc công việc của mình. Dù trong một khung cảnh không gian vô cùng tươi đẹp nên thơ trữ tình, nhưng tác giả Hồ Chí Minh không hề thảnh thơi nhàn hạ để ngắm trăng hay được tận hưởng cuộc sống thư thái, thi vị của một nhà thơ, mà tác giả đang lo lắng bàn bạc việc trọng đại của quốc gia dân tộc. Trong tâm trạng của người có nhiều nỗi suy tư mang nặng nỗi lo lắng cho vận nước, vận nhà còn chưa được như ý nguyện của người. Đó chính là tấm lòng của một con người có tình yêu bao la biển cả.

Hồ Chí Minh luôn được ví như một vị lãnh tụ – một người cha già của cả dân tộc Việt Nam bởi trái tim của người qua mênh mang người luôn dành sự lo lắng yêu thương của mình cho mọi người dân. 

>> Xem thêm:  Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Trong câu thơ cuối cùng của bài thơ "Rằm tháng Giêng" nói lên những ý tứ ẩn dụ vô cùng đặc sắc về những chiến thắng của cách mạng nước ta. Đó chính là con thuyền cách mạng của chúng ta sẽ thành công đi tới bến bờ của hạnh phúc, vinh quang, đó là dự báo đồng thời cũng là niềm mong ước khát khao của tác giả Hồ Chí Minh với những gì mình đang làm.

Bài thơ "Rằm tháng Giêng" của tác giả Hồ Chí Minh là một bài thơ hay kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển quen thuộc thường thấy trong thơ của người. Thông qua bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên của tác giả và nói lên sự lạc quan, tin tưởng vào con đường cách mạng mà người đã lựa chọn chọn dân tộc Việt Nam chúng ta.


 

Bài viết liên quan