Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành – văn lớp 12


Đề bài: Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Bài làm

Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng hiện đại. Các tác phẩm của ông đều gắn liền với những con người vùng đất núi rừng, Tây Nguyên. Trong những trang viết của mình tác giả Nguyễn Trung Thành luôn dành sự ưu ái cho người dân vùng đất đỏ ba zan, những số phận người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng luôn kiên cường, bất khuất.

Trong từng trang viết của Nguyễn Trung Thành tính sử thi luôn hiện lên dưới những dòng tâm sự, mang tính cộng đồng, ca ngợi những vị anh hùng nổi bật.

Tác phẩm “Rừng xà nu” không phải tác phẩm tuy không phải là tác phẩm sử thi, nhưng chính yếu tố sử thi đã làm nên sự thành công của tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên hùng tráng, chân thật. Nó như linh hồn của tác phẩm làm nên tính bất diệt, quật cường của những con người ở mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ ấy.

Tác phẩm “Rừng xà nu” được viết trong những năm nước ta đang kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam Việt Nam, nhằm thống nhất nước nhà. Quân đội của lính Mỹ sau khi bị thua trong phong trào đồng khởi đã thực hiện những cuộc càn quét, dội bom lên những vùng quê của nước ta, vùng Tây Nguyên khiến cho vùng Tây Nguyên nói riêng và toàn bộ miền Nam chìm trong biển lửa. Tính chất sử thi vì thế mà trở nên quyết liệt, mạnh mẽ trong toàn bộ tác phẩm “Rừng xà nu”

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong chương "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm: "Trong anh và em hôm nay(...) Làm nên Đất Nước muôn đời”

Tính sử thi được tìm thấy trong bối cảnh thiên nhiên, lấy cảnh những cánh rừng xà nu, bao la, hùng vĩ, mênh mông bạt ngàn làm nền cho câu chuyện. Chính những cánh rừng xà nu đó đã làm nên sự thành công của tác phẩm. Nó chính là hồn cốt của tác phẩm.

Những cánh rừng xà nu cũng như những người dân kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ sự kiên cường đoàn kết của người dân, đã làm cho nước ta có sức mạnh to lớn để chiến thắng một đế quốc Mỹ lớn mạnh, vũ khí tối tân.

Bối cảnh lịch sử của truyện ngắn đã đưa người đọc đi từ những đau thương mất mát này sang những tủi hờn cay đắng khác. Trong bối cảnh toàn dân đang làm thân, những số phận người dân khốn khổ khi bị Mỹ lê máy chém đi khắp nơi tàn sát những người dân nghèo bần cùng khốn khổ. Chính những hành động dã man, tàn độc của giặc đã làm cho người dân càng căm hận, máu trả nợ máu, người dân sục sôi tinh thần chiến tranh, giải phóng dân tộc.

Tác giả Nguyễn Trung Thành đã lấy hình ảnh dân làng Xô man của vùng Tây Nguyên. Một làng nhỏ, nhưng tiêu biểu cho phong trào cách mạng kiên cường bất khuất, không chịu đầu hàng cái các, không khuất phục trước kẻ thù. Những con người Tây Nguyên ấy đã cùng nhau đứng lên, chống đỡ, phản kháng với kẻ thù.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn bàn về vấn đề: Thanh niên, học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông

Trong tác phẩm “Rừng xà nu” tác giả Nguyễn Trung Thành đã thành công khi xây dựng những con người vùng đất Tây Nguyên yêu nước kiên cường, khi thế hệ này ngã xuống thì thế hệ tiếp theo lại đứng lên giống như những cánh rừng xà nu vậy, khi những cây trước ngã xuống thì những cây non lên mọc lên bạt ngàn không bao giờ hết được. Nó thể hiện cho sức sống mãnh liệt, quật cường, hiên ngang của những con người cách mạng.. Một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, không gì có thể chà đạp.

Chính những con người của làng Xô man bé nhỏ đó như từ trong truyền thuyết đi ra, sự anh dũng, hào hùng của họ đã làm vang động cả núi rừng Tây Nguyên. Những người con của núi rừng như nhân vật T nú, chị Mai, bé Heng, cụ Mết…đã là nên những bản thiên anh hùng ca ngời sáng. Tính chất sử thi thể hiện một cách rõ nét trong những nhật vật ý chí lẫy lừng này.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm của họ, nhờ vào lòng căm thù chống giặc ngoại xâm của những con người Tây Nguyên hiền lành giản dị này mà làm nên sự thành công của tác phẩm

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” tác giả Nguyễn Trung Thành đã đặc biệt ưu ái khi miêu tả chi tiết về cuộc sống cũng như tính cách của nhân vật T nú một người con Tây Nguyên chịu nhiều mất mát, đau thương, kẻ thù đã giết hại cả gia đình anh, tra tấn Tnu vô cùng dã man hình ảnh mười ngón tay của nhân vật T nú bị tẩm dầu xà nu rồi đốt cháy như hai ngọn đuốc sống thể hiện sự tàn ác của đế quốc khát máu.

>> Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Đặc biệt hình ảnh cánh rừng xa nu được gắn liền với hình ảnh những người dân làng Xô man, chúng có ý nghĩa tương trợ bổ sung cho nhau càng nói lên sự thành công của tính sử thi trong tác phẩm này.

Trong tác phẩm của mình tác giả đã sử dụng giọng văn hào hùng, đanh thép để miêu tả những tội ác của giặc và thể hiện ý chí kiên cường của người dân Tây Nguyên.

“Rừng xà nu” là một truyện ngắn mang đậm chất sử thi từ đầu câu chuyện cho tới khi kết thúc. Chính tính sử thi này đã làm nên sự thành công của tác phẩm.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan