Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân


Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân.

Bài làm

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những tác phẩm văn học em thích nhất bởi truyện mang đến một chân dung nhân vật ông Hai trong sáng, giàu tình thương và chân thật tới đáng yêu.

Truyện ngắn “Làng” là tác phẩm khá đặc sắc trong sự nghiệp văn chương Kim Lân bởi nó phản ánh xuất sắc phong cách xây dựng chân dung nhân vật đậm đà chất thôn quê và có cách miêu tả diễn biến nội tâm sâu sắc, cách xây dựng cốt truyện độc đáo, hấp dẫn. Truyện ngắn xoay quanh nhân vật ông Hai một người dân ngụ cư nghèo nhưng có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc và tâm hồn lạc quan, lí tưởng vững vàng. Cái tài của Kim Lân là đặt ông Hai vào hoàn cảnh đặc biệt – làng Chợ Dầu ông yêu quý và tự hào theo giặc để từ đó bộc lộ nét tính cách và tâm hồn thú vị của nhân vật này.

Cũng như nhiều nhân vật trong các tác phẩm ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông Hai cũng là một người phải chịu nỗi đau của chiến tranh. Quê ông – làng Chợ Dầu bị giặc tấn công, gia đình ông Hai cùng nhiều gia đình khác phải di tản tới vùng khác. Ông Hai từ đó sống trong thân phận dân ngụ cư, thường bị người ta xem thường.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về mục đích học tập

Ông Hai là người giàu tình cảm bởi dù đã đi tản cư nhưng ông Hai luôn nhớ về làng cũ, nhớ về những người anh em cùng làm việc với mình. “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Đi đâu ôn Hai cũng luôn nghe ngóng tin tức về làng mình và hả hê khi đọc được tin thắng trận của quân ta.

suy nghi cua em ve nhan vat ong hai trong truyen ngan lang cua kim lan - Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai

Ông Hai còn là một người tha thiết yêu làng, yêu quê hương. Điều này trước hết thể hiện qua hành động tự hào về làng Chợ Dầu và ông thường đi kể với tất cả mọi người ông gặp gỡ được về làng của ông đã chống giặc kiên cường như thế nào. Thứ hai, tình yêu ấy được bộc lộ qua thái độ căm ghét làng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Lúc đầu nghe tin, ông Hai không thể nào tin “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân”, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Sau đó, câu nói “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cứ ám ảnh mãi trong tâm trí ông Hai khiến ông từ không tin đến ngờ vực, xấu hổ, đau đớn và sau đó tự nhốt mình trong nhà không dám đi đâu. Sự xấu hổ này cho thấy ông Hai là người biết tự trọng. Tình yêu làng quá lớn khiến ông Hai cảm thấy bị phản bội dẫn đến tức giận thấy “nhục”, “ghê tơm” và đáng phải “thù hằn”: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

>> Xem thêm:  Việc ăn mặc có nói lên tính cách con người? Em hãy viết bài văn ngắn nói lên quan điểm của mình

Cuối cùng, ông Hai là người có niềm tin sâu sắc vào Đảng và Bác Hồ. Đoạn tâm sự với thằng út đã khẳng định điều đó:

“Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

Thế con ủng hộ ai?     

Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”

Mượn lời đáp của con trẻ bởi chúng chưa bị định kiến xã hội ảnh hưởng, ông Hai đã nói lên tâm sự của mình. Đến khi nghe tin cải chính, ông Hai càng cho thấy niềm tin lạc quan ấy mạnh mẽ hơn nữa: “Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”. Những nét mặt và biểu hiện hành động của ông Hai làm không khí cuối truyện mở nút thắt: “cái mặt buồn thiu hằng ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, “ông lão cứ múa tay lên mà khoe”, ông đi khắp nơi loan báo… Những cảm xúc chân thực ấy đã khẳng định một lần nữa lòng yêu làng sâu sắc của ông Hai.

Tóm lại, truyện ngắn “Làng” đã cho thấy tài năng xây dựng tình huống truyện và diễn tả nội tâm nhân vật sắc sảo cũng như sự am hiểu người nông dân của Kim Lân. Qua nhân vật ông Hai tự trọng, yêu nước, giàu tình cảm đã gián tiếp bộc lộ tấm lòng nhân đạo, nhân văn và yêu nước sâu nặng của Kim Lân.

Hoài Lê

Bài viết liên quan