Bài 10 – Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Bài 10 – Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Hướng dẫn
I. TỪ ĐỒNG NGHĨA
Bài tập 1
Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Bài tập 2
Cách hiểu đúng nhất là cách hiểu d: Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
Bài tập 3
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Tác giả không dùng từ tuổi mà dùng từ xuân là để thể hiện tinh thần lạc quan của mình. Hơn nữa, dùng xuân còn tránh lặp với từ tuổi tác.
Xuân là mùa mở đầu cho một năm, một năm là khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Lấy một mùa, một bộ phận thay cho một năm, một toàn thể. Đây là lối chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
II. TỪ TRÁI NGHĨA
Bài tập 1
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Bài tập 2
Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp; xa – gần; rộng – hẹp.
Bài tập 3
Cùng nhóm với sống – chết có chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình; đực – cái (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, quá, lắm.
Cùng nhóm với già – trẻ có yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo (thường được gọi là trái nghĩa thang độ; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như rất, hai, quá, lắm.
III. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Bài tập 1
Học sinh tự ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Bài tập 2
Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ:
IV. TRƯỜNG TỪ VỰNG
Bài tập 1
Học sinh tự ôn lại khái niệm về trường từ vựng đã học ở các lớp dưới.
Bài tập 2
Tác giả sử dụng hai cùng trường từ vựng là tắm và bể. Chính điều này làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn nhiều.
V. TỪ MƯỢN
Bài tập 1
Học sinh tự học lại khái niệm về từ mượn đã học ở các lớp dưới.
Bài tập 2
Chọn nhận định c.
Bài tập 3
Những từ như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,…
Tuy là từ vay mượn nhưng đến nay đã được Việt hóa hoàn toàn, về âm, nghĩa và cách dùng chẳng có gì khác với từ thuần Việt. Còn các từ axít, ti vi, rađio, vitamin… là từ mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai chưa được Việt hóa hoàn toàn.
VI. TỪ HÁN VIỆT
Bài tập 1
Học sinh tự ôn lại khái niệm về từ Hán Việt đã học ở các lớp dưới.
Bài tập 2
Chọn cách hiểu c.
Mai Thu