Bài 20 – Bố cục và phương pháp luận trong bài văn nghị luận


Bài 20 – Bố cục và phương pháp luận trong bài văn nghị luận

Hướng dẫn

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

Xem kĩ sơ đồ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong SGK Ngữ văn 7 tập hai (trang 30) để thấy rõ mối quan hệ giữa các luận cứ trong mỗi phần, mối quan hệ giữa ba phần trong bài là hết sức chặt chẽ, hợp lí, tạo nên một văn bản nghị luận có tính thống nhất cao, có tính thuyết phục cao.

Ghi nhớ:

* Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:

Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

* Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.

II. Luyện tập

Đọc bài Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Trả lời câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

Bài văn nêu lên tư tưởng: mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới có thể trở nên tài giỏi, thành đạt.

Tư tưởng này thể hiện ở các luận điểm:

– Ít người biết học cho thành tài (câu đầu tiên mang luận điểm này).

– Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài (Câu: “Câu chuyện vẽ trứng của Đơ-vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”.

b) Bố cục bài văn có mấy phần?

Bố cục bài văn có ba phần:

Phần mở đầu: chỉ có một câu. Cách lập luận ở câu mở đầu là suy luận đối lập.

Phần thân bài: từ chỗ: “Danh họa I-ta-li-a” cho đến “họa sĩ lớn của thời Phục hưng”.

Câu chuyện Đơ-vanh-xi học vẽ trứng đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính.

Cách lập luận ở đây là suy luận nhân quả: do cách học vẽ đi vẽ lại cái trứng mà Đơ-vanh-xi đã luyện tinh mắt, luyện dẻo tay và về sau trở thành họa sĩ lớn thời Phục hưng.

Phần kết: từ “Câu chuyện vẽ trứng…” cho đến hết. Phần kết cũng dùng phương pháp suy luận nhân quả: nhân là cách dạy của thầy Vê-rô-ki-ô về cách chịu khó luyện tập các động tác cơ bản của Đơ-vanh-xi, quả là sự thành công của Đơ-vanh-xi.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai

Mai Thu

Bài viết liên quan