Biểu cảm về Thầy cô kính yêu của em


Đề bài: Biểu cảm về thầy cô kính yêu của em.

Bài làm

“Buổi sáng bé chào mẹ

Chạy tới ôm cổ cô

Buổi chiều bé chào cô

Rồi sà vào lòng mẹ

Mặt trời mọc rồi lặn,

Trên đôi chân lon ton

Hai chân trời của con

Là mẹ và cô giáo.”

Hồi còn nhỏ, có ai là không líu lo đọc bài thơ “Cô và mẹ” mỗi khi đi mẫu giáo hay lúc vui hát ở nhà. Cũng không vô duyên vô cớ mà mẹ và cô lại được đặt ngang hàng tựa “hai chân trời”. Cũng tựa như công lao sinh thành to lớn của mẹ, thầy cô giáo cũng là người nâng bước đường trưởng thành cho mỗi con người.

Phải, thầy cô có vai trò vô cùng quan trọng. Có người nói rằng họ đến trường là vì nghĩa vụ của người con, người cháu, người công dân nên đi học. Có người nói rằng họ vẫn thành công dù họ không đến trường học. Thế nhưng, họ không thể không có một người thầy nào đó. Thầy cô là gì? Ai hiểu được rõ ràng nhất đây? Họ không chỉ là những người trí thức chịu bó buộc trong khuôn khổ giảng đường mà còn là tất cả những người đem tri thức, kinh nghiệm tới truyền đạt cho người khác. Do vậy, tôi khẳng định rằng không ai là không có thầy, cô của riêng mình.

Bản thân tôi là một học sinh, người thầy, người cô quen thuộc nhất chính là những người mỗi ngày giảng bài, răn dạy, chỉnh đốn cho tôi về kĩ năng, tác phong và tri thức. Ngày mẫu giáo, cô dạy tôi biết múa hát, biết lễ phép, biết ước mơ. Lên cấp một, thầy cô dạy tôi nào là tính toán, cầm bút nắn nót chữ quốc ngữ, biết bản đồ Việt Nam hình chữ “S” cong cong. Còn cấp hai, kiến thức về khoa học, giới tính, văn hóa ứng xử… tôi cũng được trang bị cả. Nói sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp “trồng người” quả không sai. Một lớp thầy cô nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt sẽ đào tạo ra nhiều lớp trẻ nhiệt huyết, năng động, có văn hóa. Vậy nên tôi được như ngày hôm nay nếu không nhờ thầy cô thì là vì đâu?

>> Xem thêm:  Tả ông tiên (bụt) theo trí tưởng tượng của em

bieu cam ve thay co kinh yeu cua em - Biểu cảm về Thầy cô kính yêu của em

Biểu cảm về Thầy cô

Ấn tượng nhất trong lòng tôi về một người thầy, ấy là giáo viên chủ nhiệm cấp 2 – cô Thoan. Cô Thoan năm nay đã ngoại tứ tuần, mái tóc bắt đầu điểm sợi bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt không còn cách nào che lấp. Cô Thoan không phải giáo viên dạy Ngữ Văn xuất sắc nhất của trường nhưng xét về độ tin cậy và tôn trọng thì khó ai được như cô. Trong những người thuộc lớp thế hệ già thì cô Thoan là một số ít giáo viên đã vượt qua được nền văn minh của thời đại cũ và cập nhật được yếu tố của xã hội hiện đại. Do đó, tuy không còn trẻ nhưng cô Thoan rất vui tươi, hoạt náo và nhất là sử dụng tiến bộ kĩ thuật vào giảng dạy rất tốt. Những phương pháp dạy hay, cách dạy hiện đại, thực nghiệm thực tế… đều được cô Thoan áp dụng. Chính vè lẽ đó mà môn văn – môn học tôi không mấy ưa thích trở nên thật lí thú. Giờ học văn không còn cảnh ngáp ngắn ngáp dài hay tiếng đọc bài trầm trầm, ề ề mà sôi động trong mỗi bài tập nhóm và hài hước trong mỗi thước phim cô chiếu trên màn hình máy chiếu hay do chúng tôi diễn kịch.

Thầy cô đâu chỉ mang thiên chức truyền đạt tri thức nhân loại mà họ còn là người định hướng tương lai cho lớp trẻ. Thầy cô vẫn hỏi chúng tôi “Ước mơ của em là gì?”, “Mục tiêu mấy năm tới của em là gì?”… Từng ngày, từng ngày, thầy cô khuyến khích chúng tôi mơ ước, khát vọng và hướng tới tương lai.

>> Xem thêm:  Đề số 11: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên Tiêu) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 7

Thầy cô đôi lúc giống hơn những người bạn. Thầy cô chia sẻ vui buồn, quan tâm tới gia cảnh mỗi học sinh và luôn bằng cách nào đó khuyến khích chúng tôi biết tiến bộ. Trong kí ức tuổi thơ mỗi người, ai chẳng có một người thầy giáo hay cô giáo nào đó thân thương và tốt đẹp.

Còn biết nói gì hơn là cám ơn những người đưa đò thầm lặng đã hi sinh nhiệt huyết tuổi trẻ bên chiếc bảng xanh, cục phấn trắng, trang giáo án dày để cho chúng tôi có một tương lai tươi sáng hơn thế hệ cha anh. Trân trọng công sức ấy, tôi luôn tự hứa rằng sẽ nỗ lực thật nhiều để hoàn thiện mình, không phụ lòng mong mỏi của thầy cô. 

Hoài Lê

Bài viết liên quan