Phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương


Em hãy phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương để thấy được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương nơi nhà thơ rời đi từ khi còn trẻ và trở về khi đầu đã bạc trắng.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Hạ Tri chương là nhà thơ lớn thời Đường.
  • Thơ ông chứa chan lòng yêu quê hương, đất nước. “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ đặc sắc về chủ đề này.

2. Thân bài

-Câu thơ đầu với nghệ thuật tiểu đối nêu lên cảnh ngộ của tác giả: xa quê từ nhỏ, khi về già mới trở lại quê hương

-Câu thơ thứ hai: Xa quê nhưng giọng quê không đổi -> Tình cảm gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương. Nghệ thuật tiểu đối tiếp tục được sử dụng.

-Hai câu thơ cuối: Hoàn cảnh nghịch lí của tác giả: trở về quê hương khi không còn ai quen biết, trẻ con gặp lạ nên không chào, bị coi là khách ngay trên mảnh đất quê hương mình -> Nỗi buồn man mác, chua xót, bùi ngùi.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ về tác phẩm

  • Nghệ thuật tiểu đối tạo nên những vần thơ hàm súc
  • Thể hiện tình yêu quê hương, gắn bó thủy chung với quê hương của tác giả.
>> Xem thêm:  Nghị luận thế nào là tự trọng – tự trọng trong ứng xử

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

   Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn của Trung Quốc ở thời Đường. Những vần thơ của ông chứa chan lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ hay nhất, đặc sắc nhất về chủ đề này là bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”:

                 Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

                 Hương âm vô cải, mấn mao tồi

                 Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

                 Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Hạ Tri Chương xa quê từ lúc ông còn bé. Mở đầu bài thơ, với thủ pháp nghệ thuật tiểu đối, tác giả đã nêu ra một hoàn cảnh của mình: phải từ biệt gia đình từ thuở thơ ấu, từ nhỏ đã phải xa quê, sống nơi đất khách với bao nhiêu buồn khổ. Mãi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp trở về quê hương:

                        “ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”

phan tich bai tho ngau nhien viet nhan buoi moi ve que cua ha tri chuong - Phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương
Phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương

Xa quê từ khi còn bé xíu, khi trở lại thì đã già mất rồi. Thời gian ấy chẳng hề ngắn ngủi, đó không phải là 3 năm, 10 năm mà đó là cả hơn nửa thế kỉ, gần bằng một đời người. Sao mà không nhớ, không thương cho được? Cảnh ngộ ấy chính là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường theo đuổi công danh sự nghiệp. Với nhà thơ, cái giá phải trả để có được công danh đó là phải li gia, xa quê nhà yêu dấu. Đó là một khối sầu, một nỗi đau dai dẳng, khôn nguôi.

>> Xem thêm:  Tả cây đa làng em - Văn mẫu 7

   Dù xa quê nhiều năm nhưng có những thứ vẫn không thay đổi trong nhà thơ:

                     “Hương âm vô cải, mấn mao tồi”

Tác giả tiếp tục sử dụng phép đối để khẳng định tình cảm thủy chung son sắt với quê hương. Đối với con người, quê hương là máu thịt, là tâm hồn. Và với Hạ Tri Chương cũng thế. Hơn nửa thế kỉ xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian nhưng “hương âm” chẳng hề thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, là tiếng nói và là cái hồn của quê hương. Chi tiết này cho thấy tình cảm gắn bó, thủy chung son sắt của tác giả với quê hương – nơi chôn rau cắt rốn, nơi có tình yêu thương của gia đình. Hơn nửa thế kỉ làm quan, sống trong vinh hoa phú quý, đứng trên đỉnh cao danh vọng, ấy thế mà tình cố hương trong Hạ Tri Chương vẫn không đổi. Đó là một điều đáng trân quý, đáng tự hào.

    Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa, tác giả đã gặp phải nghịch lí:

                    “ Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

                      Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?”

Câu thơ với sự bùi ngùi, chua xót. Khi đi xa giờ trở về đã là khách lạ, chẳng còn ai quen biết, chẳng còn họ hàng, thân thích. Một câu hỏi hồn nhiên ngây ngô của trẻ con để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác. Sinh ra tại chính mảnh đất quê hương, đứng trên mảnh đất quê hương mình, ấy thế lại bị coi là “khách”. Thật là chua xót biết bao!

>> Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy cô giáo cũ

   “Hồi hương ngẫu thư” mang đến cho người đọc nhiều xúc động. Nghệ thuật tiểu đối được sử dụng thành công tạo nên những vần thơ hàm súc. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thủy chung và gắn bó sâu sắc.

Bài viết liên quan