Bình giảng bài Việt Bắc của Tố Hữu- văn lớp 12


Đề bài: Bình giảng bài Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, những bài thơ của ông như một vũ khí tấn công trực diện vào kẻ thù xâm lược của chúng ta. Bài thơ Việt Bắc được viết khi tác giả rời địa bàn đóng quân ở Việt Bắc chuyển về xuôi, thông qua bài thơ ta thấy tình cảm quân dân gắn bó, đoàn kết như mối thân tình, tâm giao của những người ruột thịt trong gia đình. Như những người bạn tri kỷ.

Bài thơ Việt Bắc được tác giả Tố Hữu viết với kết cấu câu thơ lục bát dễ đọc dễ thuộc và dễ nhớ. Lời bài thơ như một khúc ca du dương tha thiết về tình cảm quân dân thắm thiết trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài thơ thể hiện những bức tranh thiên nhiên hùng tráng, thể hiện những gian khổ của quân và dân ta trong những ngày kháng chiến cực khổ nhưng thấm đậm tình đoàn kết yêu thương. Chính tình cảm đoàn kết này đã tạo nên sức mạnh to lớn khiến đất nước ta đánh tan được kẻ thù xâm lược lớn mạnh

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong khổ thơ này bức tranh tứ bình được tác giả Tố Hữu tái hiện với ngôn ngữ nghệ thuật hoàn mỹ, có sự hòa quyện thắm thiết giữa thiên nhiên và con người, giữa đời sống thực, với ý chí kiên cường tấm lòng thủy chung của tác giả với con đường cách mạng mà mình đã chọn.

Ta và mình thể hiện sự thân thiết trong cách xưng hô. Nó như cách xưng hô của những người vợ chồng, người thân trong gia đình hoặc những người bạn tri kỷ. Một mối tình quân dân được gắn bó suốt 15 năm khi chia xa không khỏi ngỡ ngàng xúc động.

>> Xem thêm:  Phân tích và làm sáng tỏ câu nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)

Những câu thơ có nhịp điệu êm ả nhờ lối viết nhiều thanh bằng và câu thơ lục bát giống như trong ca dao dân ca thường sử dụng. Có tính gần gũi, giản dị, vừa thân thiết vừa gắn bó keo sơn.

Trong toàn bộ bài thơ Việt Bắc ta thấy nổi bật lên là hình ảnh bức tranh bốn mùa “Xuân- Hạ- Thu- Đông”.

Một bức tranh tứ bình mà nhà thơ Tố Hữu đã vô cùng tinh tế vẽ lên trước mắt người đọc.

Trong bức tranh của mùa đông hình ảnh tự nhiên hiện lên vẫn vô cùng ấm áp, tươi đẹp “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ là màu của may mắn, màu của tình yêu, nên nó thể hiện cho sự ấm áp. Dù đang trong mùa đông lạnh giá những cánh rừng ở Việt Bắc vẫn vô cùng tươi đẹp ấm áp lòng người bởi những bông hoa chuối đỏ.

“Đèo cao ánh nắng” Thể hiện dù là màu đông đi chăng nữa thì nơi này vẫn không hề xuất hiện mưa phùn gió rét, mà những tia nắng ấm áp của mùa đông vẫn len lỏi đâu đây xuyên qua những tán lá rừng chiếu vào con dao của người dân khi lên rừng hái măng, chặt củi, hay làm việc nương rẫy. Con dao là vật bất ly thân của người đồng bào Tây Bắc.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Trong hai câu thơ mở ra một không gian mênh mông rộng lớn, giữa những bạt ngàn xanh của núi rừng, nổi lên những bông hoa chuối đỏ làm cho bức tranh mùa đông trở nên ấm áp không hề gợi chút buồn, hay chút ảm đạm nào như ta thường thấy trong những bài thơ tả về mùa đông quen thuộc.

Trong bức tranh thiên nhiên bao la đó hình ảnh con người hiện lên nổi bật và rõ nét, là dáng người của một phụ nữ lao động đang làm việc hăng say, quên cả cảnh vật xung quanh mình.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo của truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Trong bức tranh này tác giả Tố Hữu đã nói rõ về thời gian khi dùng hai từ “ngày xuân” những bông hoa mơ nở báo hiệu mùa xuân tới. Bởi hoa mơ cũng như hoa mai, hoa đào, hoa mận chỉ nở trong dịp Tết đến, xuân về. Vì vậy, khi những bông hoa mơ nở báo hiện khung cảnh mùa xuân vô cùng rực rỡ, tươi vui phơi phới ngập tràn sức sống.

Mùa xuân chính là mùa cho cây cối, hoa lá đâm chồi nảy lộc, là mùa của tình yêu, của sự khát khao hạnh phúc lứa đôi.

Trong không gian ngập tràn niềm vui, tình yêu đó hình ảnh người con gái hiện lên vô cùng tươi đẹp, sinh động. Người con gái lao động chăm chỉ, tạo ra những chiếc nón lá mang bản sắc của dân tộc mình.

Trong hai câu thơ này tác giả Tố Hữu đã vô cùng tinh tế mở ra “điệp âm” thể hiện một không gian vừa thơ mộng, vừa rộng lớn rộn ràng trước mùa xuân

Trong bối cảnh đó hình ảnh người con gái hiện lên mỏng manh, thánh thiện với công việc của mình. Cô làm việc chăm chỉ, cẩn thận thể hiện tính cách của một con người cần cù chịu khó mang lại một nét chấm phá mới cho câu thơ. Trong bức tranh mùa hè tác giả đã viết:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè, dù tác giả không sử dụng từ xác định thời gian nhưng bằng tiếng ve kêu khiến người đọc có thể cảm nhận được sự chuyển giao mùa của tác giả Tố Hữu.

Mùa hè tới tiếng ve kêu râm ran khu rừng, hình ảnh con người trong mùa hè vẫn là cô gái chăm chỉ, lao động hăng say. Cô làm công việc lên rừng hái măng, công việc cô làm dù chỉ một mình, nhưng vẫn tạo ra không khí vui tươi không gợi chút cô đơn nào.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo

Bởi xung quanh cô những tiếng ve kêu tạo nên một khúc nhạc vui tươi rộn rã của mùa hè sôi động. Bức tranh mùa thu hiện lên một cách bình lặng, e ấp hơn bằng những câu thơ đầy cảm xúc của tác giả:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong bức tranh này tác giả sử dụng nghệ thuật xác định thời gian và không gian. Trong bức tranh mùa thu bao la tươi đẹp ánh trăng soi sáng vằng vặc, như thể hiện sự khát khao tự do, hòa bình.

Thể hiện ước mong bình yên của thiên nhiên quê nhà. Hòa trong không gian bao la đó hình ảnh con người ân tình, thủy chung hiện ra đầy tình nghĩa, gắn bó, keo sơn.

Trong thơ của Tố Hữu ta thấy rằng dù là mùa đông hay mùa thu cảnh núi rừng bao la nhưng không hề cảm thấy sự cô đơn lạnh lẽo, dù con người xuất hiện luôn chỉ một mình nhưng không cảm thấy mình đơn độc bởi trong trái tim của con người nơi đây luôn có ngọn lửa ấm áp.

Ngọn lửa của niềm tin, của tình yêu nước của sự tin tưởng quân dân vào một tươi lai tốt đẹp hơn.

Bức tranh bốn mùa của tác giả Tố Hữu đã được xuất hiện trong thơ tái hiện cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc cũng như con người đồng bào nơi đây vô cùng đáng yêu, chăm chỉ, tình nghĩa, kiên cường.

Bài thơ Việt Bắc là bài thơ hay của tác giả Tố Hữu nói lên sự tài hoa của tác giả trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của mình để phác họa lên bức tranh thiên nhiên bốn mùa và con người vùng Tây Bắc vô cùng sinh động, tươi đẹp.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan