Bình giảng về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc


Với vốn ngôn từ phong phú, tài năng miêu tả bậc thầy, tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã tái hiện đầy sống động bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều khi một mình sống tại lầu Ngưng Bích. Em hãy bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy được tâm trạng cô đơn, đau khổ của nàng Kiều.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Chỉ bằng hai mươi câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã thể hiện được rõ bức tranh tâm trạng của Kiều

2. Thân bài

  • Nỗi buồn và nỗi đau xót trong cô đơn của Kiều: Kiều chỉ biết tâm sự với chính mình, không gian rợn ngợp, thời gian dài dằng dặc và Kiều chỉ quẩn quanh mây sớm đèn khuya, một vòng tuần hoàn khép kín của thời gian như đang giam hãm con người
  • Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều: Nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ về cha mẹ, bởi trong lúc này nỗi day dứt về tình yêu như đang rớm máu, nàng bị Mã Giám Sinh làm nhục nên càng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng
  • Những nỗi buồn khác nhau của Kiều trước cảnh vật lầu Ngưng Bích: Hình ảnh “ngọn nước mới sa” và “hoa trôi man mác” là nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết sẽ trôi dạt về đâu của Kiều
>> Xem thêm:  Tóm tắt Truyện Lục Vân Tiên.

3. Kết bài

 Ý nghĩa của đoạn trích: Tóm lại, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh da dạng và phong phú về cả tâm cảnh và ngoại cảnh, khắc họa rõ nét nỗi đau buồn, sợ hãi và cô đơn mà Kiều đang nếm trải.

II. Bài tham khảo cho đề bình giảng về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Vốn là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh trướng rủ màn che, trước bi kịch gia đình, Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ đây nàng đang phải sống trong cô đơn, trong nhớ thương đau buồn và lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Chỉ bằng hai mươi câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã thể hiện được rõ bức tranh tâm trạng của Kiều.

Sống trong lầu Ngưng Bích nhưng thực ra đó là sự giam lỏng một cách tù túng mà Kiều phải sống trong sự cô đơn tuyệt đối:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân…

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

binh giang ve doan trich kieu o lau ngung bich – van mau lop 9 dac sac - Bình giảng về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc
Bình giảng về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Văn mẫu lớp 9 đặc sắc

“Khóa xuân” ở đây chính là tuổi xuân của Kiều đang trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng và hoàn cảnh cô quạnh tha lương, nhìn về tương lai mờ mịt. Kiều bị đẩy vào chốn lầu xanh ô nhục, nàng chỉ còn biết lắng nghe những tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, mênh mang trời nước, đang ham giãm một thân phận cô đơn. Không có một bóng người, Kiều chỉ biết tâm sự với chính mình, không gian rợn ngợp, thời gian dài dằng dặc và Kiều chỉ quẩn quanh mây sớm đèn khuya, một vòng tuần hoàn khép kín của thời gian như đang giam hãm con người, khắc sâu thêm nỗi cô đơn của Kiều. Quên đi những nỗi đau khổ của bản thân, Kiều nhớ về những người thân:

>> Xem thêm:  Bài 25 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

“Tưởng người dướ nguyệt chén đồng…

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ về cha mẹ, bởi trong lúc này nỗi day dứt về tình yêu như đang rớm máu, nàng bị Mã Giám Sinh làm nhục nên càng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng. Còn với cha mẹ Kiều đã hi sinh bán mình nên đã phần nào đền đáp được ơn sinh thành.

“Xót người tựa cửa hôm mau…

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Nàng cảm thấy thương xót và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là “cách mấy nắng mưa”. Dù đau buồn, chịu nhiều bất hạnh nhưng trái tim nàng vẫn tràn đầy yêu thương, nhân hậu và vị tha. Nàng không chỉ là một người tình chung thủy mà còn là người con rất mực hiếu thảo, có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau trong lòng Kiều đã tác động đến ngoại cảnh, cảnh vật nhuốm thẫm nỗi buồn của Kiều:

“Buồn trông cửa biển chiều hôm…

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tám câu thơ là bức tranh tâm cảnh, được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề từ xa tới gần. Cảnh “chiều hôm” và hình ảnh “cánh buồm xa xa” gợi lên nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp. Hình ảnh “ngọn nước mới sa” và “hoa trôi man mác” là nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết sẽ trôi dạt về đâu của Kiều. “Nội cỏ rầu rầu” với “màu xanh xanh” vừa gợi màu héo úa, lụi tàn vừa gợi nỗi nhàm chán, vô vị và tẻ nhạt của cuộc sống Kiều ở lầu Ngưng Bích. Cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió, đó như là niềm dự cảm báo trước những sóng gió dữ dội trong cuộc đời Kiều.

>> Xem thêm:  MS57 - Kể về một kỉ niệm dưới mái trường

Tóm lại, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh da dạng và phong phú về cả tâm cảnh và ngoại cảnh, khắc họa rõ nét nỗi đau buồn, sợ hãi và cô đơn mà Kiều đang nếm trải, dự báo những dông bão mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc.

Bài viết liên quan