Bình luận câu “Tiên học lễ, hậu học văn”


Đề bài: Em hãy bình luận câu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Câu khẩu hiệu “tiên học lễ – hậu học văn” đều quá quen thuộc đối với chúng ta. Nó trở thành khẩu hiệu trên mọi giảng đường, từ tiểu học cho tới đại học, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp dòng chữ này rồi. Đây chính là câu khâu hiệu nhằm khuyên nhủ, dặn dò chúng ta về cách sống, cách học làm người.

Học làm người không hề dễ dàng tí nào hết, có thể cái này phù hợp với người này, nhưng lại khiến người khác không hài lòng. Chính vì thế chúng ta phải hiểu và nắm chắc được những lễ nghĩ của con người trong cách đối nhân xử thế mà không phải ai cũng làm được, đó là quy tắc, là chuẩn mực để đánh giá một con người.

Câu tục ngữ “tiên học lễ – hậu học văn” chính là lời khuyên nhủ, dạy bảo của thầy cô đối với học sinh của mình, trước khi vào tiết dạy chúng ta đều phải trải qua các lễ nghi quen thuộc của một học sinh, khi đi học chào bố mẹ, đến trường xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn vệ sinh, trật tự cho trường học. Đi học là chúng ta đã xác định sẽ học những điều tốt đẹp, có ích, bởi thế khi vào trường các thầy cô đều có nghĩa vụ và trách nhiệm định hướng cho học sinh của mình phải làm những điều hay lẽ phải, đi đúng hướng, không sai lầm, sai lệch, đừng vì chăm chăm vào thành tích mà đánh mất đi những giá trị của con người, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về cả tri thức và đạo đức, lối sống.

>> Xem thêm:  Bài 10 - Ếch ngồi đáy giếng

Chia câu tục ngữ ra làm hai vế, nếu vế thứ nhất “tiên học lễ” tức là đó phải là việc đầu tiên, trước hết của mỗi người là phải học những lễ nghi, nguyên tắc, cách ứng xử có văn hóa của con người trong đời sống. Thời xa xưa, trung cổ thì những nhà nho học như Khổng Tử hay Mạnh Tử đều để cao chữ lễ lên trên hết: trước đây, lễ nghi đó là phải trung với vua, hiếu với nước, nhưng sau này phát triển lên thành trung nước, hiếu với dân như khẩu hiệu của quân đội, công an của ta. Coi trọng hiếu, trung, nghĩa thì mới được xem là người quân tử. không phải cứ văn hay võ giỏi là người ta xem trọng mà bên cạnh đó phải có sự ứng xử, thái độ giữ người này với người kia, trên dưới phù hợp, không được huênh hoang, tỏ ra mình là người tài giỏi.

Đến trường học, trong môi trường sư phạm thì thầy cô không những truyền thụ kiến thức từ trong sách vở để học sinh lĩnh hội mà còn phải dạy con cách ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp vì lúc mới vào môi trường mới cái gì đối với học sinh cũng đều mới lạ, đây chính là lúc thầy cô nên dạy cho cách cử xử cho phải phép và phù hợp, thời điểm dạy học sinh thì dẽ đạt hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là cấp bậc tiểu học. Câu tục ngữ chính là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với những người thầy cô giáo, những con người này phải hết sức thận trọng, đề cao giá trị của đạo đức, giáo dục đạo đức không khó nhưng chưa hề dễ dàng nếu chúng ta không có phương pháp truyền đạt thuyết phục thì khó có thể tiếp nhận được, để giúp học sinh tu dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách sống có ích và ý nghĩa. Bởi suy cho cùng những việc làm đó là công việc của mỗi giáo viên xuất phát từ tình yêu nghề và yêu trẻ thì mới có thể làm được.

>> Xem thêm:  Soạn bài Vận nước

Xét câu tục ngữ đó trong mối quan hệ thầy trò, đối với từng giáo viên những người vừa làm cha làm mẹ cũng là người làm thầy dạy dỗ học sinh, còn riêng với bản thân học sinh thì câu tục ngữ trên còn có ý nghĩa hơn, nhăc nhở học sinh đi làm để làm gì, mục đích của việc học là gì, đến trường ngoài học kiến thức, học văn hóa thì chúng ta phải học cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trước tiên học sinh cần phải học “lễ” tức là học cách đối xử sao cho đúng đắn và phù hợp, chuẩn mực, đồng thời ra sức học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành những con người vừa có văn hóa, vừa biết cách ứng xử sao cho hợp lý, con người có đạo đức thì ai cũng quý trọng. Đó không chỉ ở trong phạm vi nhà trường, giữa mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa bản thân với bố mẹ, gia đình và xã hội.

Việt Nam là một nước Á Đông vì thế ai cũng coi trọng lễ nghĩa, đặc biệt là ở miền Bắc, lễ nghĩa được đặt lên hàng đầu và xem đó là chuẩn mực để đánh giá một người nào đó, vì vậy ngay từ đầu, hoạt động tiên quyết của việc dạy và học trong môi trường sư phạm đó là học đạo đức. Trong hoạt động ấy thì việc học lễ nghĩ, đạo đức là quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu của mỗi người để có cách ứng xử tốt đẹp và hình thành nhân phẩm trong sáng.

>> Xem thêm:  Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật cái Tí trong trích đoạn Con có thương thầy, thương u

Nếu “tiên học lễ” được xem là điều kiện tiên quyết thì cái căn bản lại là do “hậu học văn”, đó à điều kiện cần cho việc trở thành một con người hoàn thiện. Bác Hồ có câu rằng:“người có tài mà không có đức là kẻ vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Vì vậy chúng ta cần phải học song song cả hai vấn đề là đạo đức và văn hóa thì mới trở thành con người có ích cho xã hội được.

Vì vậy hai hoạt động trên phải diễn ra một cách đồng thời, chúng không có cái nào hơn cái nào, mà chúng bổ sung cho nhau, thiếu văn hóa cũng không được, thiếu đạo đức lại càng không. Chính vì thế mà chúng ta phải cố gắng trau dồi kiến thức đồng thời phải rèn luyện đạo đức.

Bài viết liên quan