Bình luận về câu nói “Lương y như từ mẫu”


Đề bài: Em hãy bình luận về câu nói "Lương y như từ mẫu"

Bài làm

Bên cạnh hình ảnh người thầy giáo được tôn vinh thì người thầy thuốc cũng được ca ngợi không kém. Nếu nói người thầy giáo là kĩ sư tâm hồn thì người bác sĩ chính là người bảo toàn sự sống để chúng ta có cơ hội nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì thế, mà mọi người vẫn cho rằng: “Lương y như từ mẫu”.

Không ngạc nhiên khi người thầy thuốc được ví như người mẹ hiền từ luôn chăm sóc cho chúng ta từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi khó khăn, mẹ cũng là người luôn sốt sắng và lo lắng cho sự an toàn của chúng ta. Vào thời khắc sinh tử của con người, người bác sĩ có tay nghề, và tâm đức (lương y) cũng ra sức giúp đỡ chúng ta không khác nào người mẹ. Câu nói trên nhằm ca ngợi những người bác sĩ có tài, có đức đã luôn dùng cái tâm với nghề, tình yêu tương với con người để làm việc.

Thực tế cho thấy, trong xã hội, có rất nhiều những người lương y như vậy. Trước tiên hãy thử nghĩ đến sự vất vả của họ khi theo cố gắng để theo đuổi sự nghiệp. Học y chí ít là bảy năm, hơn nữa đầu vào của trường y lại luôn luôn cao hơn những ngày khác. Đặc biệt, thứ mà họ tiếp xúc hằng ngày là máu, là những bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch. Nếu người bình thường sợ đến bệnh viện, sợ mùi thuốc sát trùng, sợ những người bệnh với khuôn mặt xanh lét, sợ màu trắng lạnh lùng của giường bệnh thì đó lại chính là nơi các bác sĩ làm việc. Hơn nữa, bệnh viện chính là nơi có khả năng lây nhiễm rất cao. Các bác sĩ nếu chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể cũng có thể lây nhiễm từ người bệnh. Đó chỉ là một trong số ít những điều mà chúng ta mắt thấy tai nghe về nghề y.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

Nhưng, thực sự ta cũng như đã thấy có rất nhiều những bác sĩ đã vượt lên trên những sự khó khăn mà những người bình thường khó vượt qua vượt. Chúng ta quả thật không thể nào quên bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, quyết định dùng vắc-xin Sa-bin để phòng bệnh bại liệt. Nhờ vậy, từ năm 1961, số người bệnh bại liệt có tỷ lệ mắc giảm xuống còn 3,09/100 nghìn dân, mà trước đó có tỷ lệ mắc hơn 120/100 nghìn dân tại các vụ dịch bại liệt lớn trong ba năm 1957, 1958, 1959. Hay như bác sĩ Nguyễn Duy Thăng đã được rất nhiều người biết đến khi ông là người đầu tiên ở Việt Nam đẩy lui nhiều bệnh ung thư dường như cũng đã hoàn toàn bằng tế bào gốc. Với những bệnh nhân của ông thì đây quả là phép màu, là kì tích mà họ chưa từng một lần dám mơ. Chúng ta cũng từng xem một clip cảm động được chia sẻ trên mạng xã hội mới đây về một bác sĩ- giám đốc bệnh viện về hưu được tất cả các bác sĩ trong viện chia tay đầy lưu luyến. Đó chỉ là một trong số vô vàn những bác sĩ- lương y tiêu biểu đang từng ngày từng giờ cống hiến thời gian và sức lực của mình cho người dân, cho xã hội. Tất cả những cố gắng của họ sẽ luôn được người bệnh, người nhà bệnh nhân và cả xã hội ghi nhận và biết ơn.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng Bê-li-cốp

luong y nhu tu mau - Bình luận về câu nói "Lương y như từ mẫu"

Bình luận về câu nói "Lương y như từ mẫu"

Tuy nhiên, bên cạnh những người bác sĩ chân chính luôn hết mình cống hiến thì cũng có bác sĩ tha hóa về đạo đức và nặng hơn là những “đao phủ” đội lốt bác sĩ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chưa bao giờ, xã hội lại lên án gay gắt về lương tâm, tài đức của nghề y như thời điểm hiện tại. Nếu lúc trước, người dân hoàn toàn tin tưởng về bác sĩ thì bây giờ, nhiều nơi họ hoang mang đến tột độ khi để người thân của mình đến bệnh viện. Chẳng khi nào, trẻ em đến bệnh viện tiêm vác- xin để chống lại bệnh tật lại chết đột ngột một cách không rõ nguyên do. Những vụ án “dở khóc dở cười” của ngành y như: quên băng gạc trong bụng bệnh nhân, khám một đằng khâu một nẻo đã không còn là chuyện hiếm. Có nhiều người chỉ chập chững bước vào ngành y, mới biết đọc tên dăm ba loại thuốc nhưng không hề ngần ngại khi cầm dao mổ để phẫu thuật cho bệnh nhân. Và tất nhiên, hậu quả của những vụ việc như vậy đều là sự mất mát về người mà không điều gì bù đắp nổi. Không chỉ yếu kém và nghiệp vụ, một số bác sĩ lại tha hóa về đạo đức khi coi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là cái máy cấp tiền để vòi vĩnh, dọa nạt. Có tiền thì tiêm nhẹ, hết tiền thì tiêm đau không phải là câu chuyện vui vẫn kể mà lại xảy ra trong chính bệnh viện, nơi duy nhất có thể giảm thiểu tối đa nỗi đau đớn thể xác cho con người. Người ta vẫn không bao giờ quên vụ án bác sĩ Cát Tường của thẩm mỹ viện, do thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả chết người hơn nữa còn giấu xác phi tang. Quả thật, với những người bác sĩ chưa đủ tài đức, họ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho cả xã hội cái nhìn xấu đi về hình ảnh người thầy thuốc vốn đẹp và đáng được tôn vinh.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu

Khi Bác Hồ dành tặng cho ngành y câu nói: “Lương y như từ mẫu” không phải chỉ nhằm ca ngợi những người bác sĩ mà hơn hết là luôn nhắc nhở họ tôn chỉ làm nghề: Hãy coi người bệnh như người thân để ra sức cứu chữa. Và dù thế gian có xoay vần như thế nào thì  cả xã hội sẽ luôn kề vai sát cánh bên những người bác sĩ có tài và có đức.

Nhẫn Đông

Bài viết liên quan