Bố cục của văn bản


Bố cục của văn bản

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

2. Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

3. Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo một trình tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nội dung đó thường được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Bố cục của văn bản

a) Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có thể chia làm ba phần. Phần Mở bài từ đầu đến không màng danh lợi. Phần Thân bài tiếp theo đến không cho vào thăm. Phần Kết bài còn lại.

b) Phần Mở bài nêu lên chủ đề sẽ nói trong văn bán. Đó là Chu Văn An, người thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Phần Thân bài trình bày về thầy Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, thầy được vua mời dạy thái tử, thầy can ngăn vua và từ quan, thầy rất nghiêm khắc với học trò.

Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản, nói lên niềm thương tiếc của mọi người và vì sao thầy Chu Văn An được thờ tại Văn Miếu.

>> Xem thêm:  Lập chương trình hoạt động Gặp gỡ, giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam

c) Phần thứ nhất giới thiệu chủ đề của văn bản. Phần thứ hai triển khai, nói rõ các khía cạnh liên quan đến chủ đề của văn bản. Phần thứ ba tổng kết, khái quát chủ để của văn bản. Cả ba phần liên quan chặt chẽ với nhau, làm nổi bật chủ đề của văn bản.

d) Bố cục của một văn bản gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nhiệm vụ của phần Mở bài nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản. Phần Thân bài trình bày các ý liên quan đến chủ đề. Phần Kết bài tổng kết, khái quát chủ đề của văn bản. Các phần của văn bản liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản

a) Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện sau: trên đường đến trường, trên sân trường, khi vào lớp học. Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian (từ nhà đến trường) và không gian (trên đường, trên sân trường, trong lớp học).

b) Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng: bé Hồng thương mẹ, căm thù những cổ tục đã đày đoạ mẹ, không nghe lời xúc xiểm của người cô để xa lánh mẹ. Tiếp theo là lòng khao khát được gặp mẹ, nỗi vui sướng mê man khi được ở trong lòng mẹ.

c) Trình tự khi miêu tả người có thể miêu tả dáng người, nét mặt, quần áo, giọng nói, sở thích, tình cảm.

Khi miêu tả con vật thì tả hình dáng, các bộ phận đặc trưng của con vật đó, sau đó chú ý đến tiếng kêu, màu lông, thói quen, quan hệ của con vật với con người.

Tả phong cảnh thì chú ý đến không gian từ xa đến gần, từ ngoài vào trung tâm, từ khái quát đến các chi tiết tiêu biểu. Cũng có thể kết hợp với thời gian buổi sáng nhìn thế nào, buổi chiều có gì khác,…

d) Phần Thân bài trong văn bản Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò, học trò nhiều người đỗ cao, ông được vua mời dạy thái tử. Các chi tiết này làm rõ cho điều Chu Văn An là người thầy giáo giỏi.

Chi tiết Chu Văn An nhiều lần can ngăn vua, vua không nghe, ông trả lại mũ áo, ông trách mắng học trò, có khi không cho vào thăm thể hiện rõ tính tình cứng cỏi (với vua và với học trò) và không màng danh lợi của Chu Văn An.

e) Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản tuỳ thuộc vào chủ đề. Có thể xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp thời gian và không gian, hoặc theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích:

a) Đoạn này trình bày về cánh rừng chim. Các ý sắp xếp theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

>> Xem thêm:  Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

b) Đoạn này trình bày vẻ đẹp cúa Ba Vì theo mùa trong năm, nhưng tập trung vào tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm buổi chiều, buổi tối khi có trăng.

c) Đoạn này trình bày về trí tưởng tượng cúa dân chúng. Hai ví dụ sắp xếp một cách ngẫu nhiên, một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em cần trình bày một số ý và sắp xếp như sau:

– Hồng rất muốn đi thăm mẹ mình. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối.

– Hồng không giấu được tình thương mẹ nên đã để nước mắt ròng ròng rơi xuống.

– Hồng muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đoạ mẹ.

– Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ, trái lại làm cho Hồng càng yêu thương mẹ hơn.

3. Cách sắp xếp trên chưa hợp lí. Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trước. Từ đó mới lấy ví dụ để chứng minh. Trong các ví dụ thì nói khái quát về những người chịu đi, chịu học trước, sau đó mới nói tới các vị lãnh tụ, rồi nói đến thời kì đổi mới (theo trình tự thời gian).


Mai Thu

Bài viết liên quan