Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ


Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ

Trong thơ ca đặc biệt là thơ ca cổ,trăng thường mang rất nhiều những ý nghĩa biểu trưng đặc biệt đối với mỗi nhà thơ,trăng lại có những ý nghĩa riêng. Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Tĩnh dạ tứ là bài thơ có chủ đề rất quen thuộc “ Vọng nguyệt hoài hương”, nỗi nhớ quê hương xuyên suốt cả bài cùng hình ảnh ánh trăng. Thế hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ có hương của tác giả.

Thường thì người ta biết tới Lí Bạch với hình ảnh “ tiên thơ” lãng mạn với những cảnh đẹp,phong thái ung dung. Nhưng hôm nay ta lại bắt gặp một Lí Bạch hoàn toàn khác hình ảnh ấy trong Tĩnh dạ tứ.

Hai câu thơ đầu tiên không chỉ thuần tuý là tả cảnh,ở đây chủ thế là con người. “.sàng tiền” là đầu giường,ánh trăng rọi qua cửa thành một vùng trăng trước giường,tác giả chợt tỉnh giấc, nửa tỉnh nửa mơ ngỡ sương giăng trên mặt đất..

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Trăng sáng chiếu qua cửa chiếu xuống nền nhà,sáng soi một vùng khiến tác giả ngỡ đấy là sương đêm. Ngỡ là chưa khẳng định chắc,chỉ ngỡ thôi… Và rồi tác giả trong một khoảng thồ gian rát a ngắn Lí Bạch biết ông đã nhầm. Không phỉa là sương mà là trăng. Tiếp hai câu đầu,hai câu cuối liệu có chỉ thuần tuý là tả tình không?

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”

Khi biết,đó là trăng,Lí Bạch đã ngẩng đầu nhìn trăng. Thủa nhỏ,ông thường len núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi. Lí Bạch đã xa quê và xa mãi.. Bổ vậy mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ quê. Dễ dàng dàng nhận ra ở hai câu thơ có sự đối nhau khi có số lượng tiếng bằng nhau và có các từ: ngẩng- cúi, trăng sáng- cố hương. Chỉ trong một khoảng khắc ngẩng đầu- cúi đầu,thời gian rất ngắn nhưng cảm xúc của tác giả đã thay đổi rõ rệt, trăng như là một chất xúc tác nhanh chóng thổi bùng nên trong Lí Bạch nỗi nhớ quê da diết,bên cạnh đó cũngcho ta thấy sự hoạt động liên tục của tư duy,cảm xúc bên trong tác giả. Nhìn thấy ánh trăng là những kỉ niệm nơi quê cũ lại ùa về trong lòng tác giả. Cảm xúc bất chợt khi nhìn thấy kỉ vật gắn liền với tuổ thơ nơi quê hương: Trăng,trong lòng Lí Bạch trăng chắc chắn đã trở thành biểu tượng của quê hương trong trái tim ông.Không hề nhắc đến chủ thể trữ tình nhưng với mạch thơ liền nhau đã cho chúng ta ngầm hiểu đó là cảm xúc của một chủ thể và có một mạch cảm xúc nhất quán liền mạch.

Lí Bạch xa quê từ hồi trẻ với mong muốn đi lập công danh sự nghiệp,ai xa quê rồi lại không nhớ quê hương đặc biệt với một thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm thì cảm xúc này càng dễ xuất hiện hơn đặc,thêm nữa lại ở trong hoàn cảnh đêm,khi cảnh vật xung quanh đã chìm vào đêm đen,được ánh trăng bao phủ nên,cảnh khuya một mình khó tránh khỏi nỗi nhớ cố hương. Vẫn có câu “ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,ánh trăng sáng trong đêm dẹp nhưng sao đọc thấy man mác buồn,buồn vì ở đây tâm tư của nhà thơ đang trĩu nặng nỗi nhớ quê nhà,dường như thổi vào bài thơ một cảm giác nhớ nhung da diết.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn phân tích thành công về một nét nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, trong đó có sử dụng hai thành ngữ

Ai đi xa quê mà không nhớ quê, tuy chỉ là một sáng tác với cảm xúc ngẫu hứng của tác giả nhưng cũng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đặc biết ý nghĩa “ vọng nguyệt hoài hương” được bộc lộ rõ ràng và truyền tải sâu sắc vào cảm nhận cảu độc giả. Khơi gợi trong họ tình yêu quê hương, tình yêu thiêng liêng luôn có trong mỗi người. Có đi xa mới biết nhớ quê,có đi xa mới hiểu rõ được sự quan trọng và niềm hạnh phúc khi được sống ở quê chính mình.

Với tứ thơ giản dị ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành nhất của mình,Lí Bạch thực sự đã viết nên bào thơ hay,đem lại cho người đọc cảm xúc tinh tế và đẹp nhất với Tĩnh dạ tứ.Thơ phải đọc lâu ngẫm kĩ mới thấy hết cái hay của nó,đặc biệt là thơ Lí Bạch,càng đọc càng ngấm và thấy cái hay của nó.

Bài viết liên quan