Cảm nhận truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng


Cảm nhận truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

1. Sự ngộ nhận của ếch về xung quanh và về bản thân

Con ếch tưởng “bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung” còn nó thì lại “oai như một vị chúa tể”. Sở dĩ thế là vì:

– Nó sống quá lâu ngày chỉ ở một chỗ (trong lòng một cái giếng), không hề biết đến chỗ nào khác.

–    Xung quanh chỗ nó ở chỉ toàn những con vật bé nhỏ về kích cỡ (nhái, cua, ốc) ít ỏi về số lượng (vài con).

–    Hằng ngày nó cất tiếng kêu “Ồm ộp làm vang động cả giếng” (đặc tính tự nhiên của loài ếch) khiến lũ vật kia hoảng sợ (hậu quả này hẳn do người dựng truyện tưởng tượng ra cốt để dẫn đến chi tiết tiếp sau).

–    Điều đáng nói là cái hậu quả tưởng tượng ấy gây ra nơi con ếch sự ảo tưởng về bản thân (ngỡ mình như một vị chúa tể). Đây là chi tiết rất có ý nghĩa: nó chứng tỏ sự kiêu ngạo do ngu ngốc nơi con ếch.

2.    Ếch bị con trâu giẫm bẹp và nguyên nhân đích thực của kết quả tai hại này:

–    Truyện kể rằng nhân một lần mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch ra khỏi giếng. Thế là xảy ra chuyện bất ngờ ngẫu nhiên: ếch bị trâu giẫm bẹp.

>> Xem thêm:  Kể về một lần em mắc lỗi – chọc ghẹo cô giáo

–    Nhưng cái ngẫu nhiên ấy thực ra là kết quả tất nhiên của thói kiêu căng, tự phụ đã thành bản chất của con ếch: nó nhâng nháo chả coi ai ra gì, chả thèm dể mắt đến xung quanh.

3.    Bài học rút ra từ truyện này

Chuyện con ếch bị giẫm chết bởi con trâu là nghĩa đen của truyện. Nghĩa bóng của truyện là một bài học triết lí sâu và rộng:

–    Dù điều kiện sống có hạn chế đến đâu đi nữa thì ta vẫn nên cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, cần biết nhìn xa trông rộng.

–    Mặt khác ta không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường xung quanh mà có thể chuốc về những tai hại có khi rất đắt.

Bài viết liên quan