Cảm nhận về bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải


Cảm nhận về bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Bài làm

Đứng trước mùa xuân, có ai lại không thấy lòng mình xôn xao và tràn đầy cảm hứng. Không giản đơn là những khoảnh khắc thiên nhiên, mùa xuân còn có ý nghĩa quan trọng với con người. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã góp cho đời những nốt nhạc xuân trầm lắng mà gợi cảm. Đặc biệt, qua lăng kính của nhà thơ, mùa xuân có thêm nhiều lớp ý nghĩa thật tươi đẹp.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm 1980, khi Thanh Hải đang chống chọi với bệnh tật và sống những ngày tháng cuối cùng của đời mình. Những tưởng ra đời trong hoàn cảnh như vậy, bài thơ sẽ ngập tràn đau đớn và phiền muộn. Nhưng ngược lại, bài thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó với cuộc đời, là lời kêu gọi vể với cuộc sống thân yêu. Từ đó, bài thơ mở ra cho người đọc những mùa xuân thật độc đáo: mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đời người và mùa xuân của quê hương đất nước.

Trước hết, mùa xuân thiên nhiên hiện lên như bức tranh tươi tắn được phác họa bằng những nét vẽ tinh tế, chắt lọc của một tâm hồn trong trẻo, bình dị:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ôi con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Hình ảnh bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh thẳm đơn sơ nhưng nổi bật bởi màu sắc đậm đà, giàu sức sống. Dường như sắc tím là màu của quê hương xứ Huế, màu của mộng mơ. Đó còn là màu của sự thủy chung, gắn bó như lối sống bấy lâu nay của Thanh Hải đối với gia đình, với đồng đội, với quê hương và cuộc đời này. Không chỉ dùng hình ảnh, tác giả còn dùng âm thanh trong vắt của chú chim chiền chiên để gợi sự trong trẻo của mùa xuân đất trời. Bằng tiếng chim hót “vang trời” ấy, không gian rộng mở, xôn xao, vui vẻ và náo nức lạ thường. Từng “giọt” âm thanh thánh thót như hiện thành hình khối, hiện thành màu sắc sống động. Tác giả lắng nghe, nhưng không chỉ là bằng thính giác mà còn bằng cả trái tim. Vì những xúc cảm ấy mà tác giả không hể muốn phung phí một “giọt” hình ảnh hay một “giọt” âm thanh nào và “hứng” lấy tất cả bằng niềm yêu đời tha thiết. Niềm hạnh phúc đơn sơ khi đứng trước bức tranh thiên nhiên có lẽ ít ai thấm thìa và thấu hiểu được của một người đang sống những ngày cuối cùng như Thanh Hải. Hình dung được hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” của Thanh Hải mà sao ta thấy quý trọng biết bao từng con đường, góc phố, từng dáng người thân quen, và từng nhành cây, hoa cỏ. Hóa ra, tài sản và vẻ đẹp của cuộc sống nằm ngay trong những điều thật bình dị xung quanh mình, ngộ ra điểu đó, bỗng nhiên hạnh phúc đến bên ta thật dịu dàng, tựa như tiếng chim hót bất chợt giữa khung trời mơ mộng.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Mùa xuân thiên nhiên vừa có vẻ đẹp riêng, vừa mang vẻ đẹp hài hòa trong sự gắn bó với mùa xuân đời người. Mùa xuân cuộc đời đang ngập tràn trong những con người bình dị, luôn cống hiến hết mình cho Tổ quốc:

Mùa xuân người cẩm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải đầy nương mạ

Mùa xuân đời người được mở ra bằng hình ảnh của “người cẩm súng” với cành lá ngụy trang và “người ra đồng” với mẩm xanh nương mạ. Thanh Hải lựa chọn hình ảnh người lính bảo vệ đất nước và hình ảnh người nông dân tích cực sản xuất để tô đậm vẻ đẹp cuộc đời. Đó là những con người đẹp đẽ của cuộc sống chiến đấu và công cuộc xây dựng đất nước. Họ là những con người thầm lặng, ngày ngày góp sức dựng xây cuộc đời. Những hình ảnh này gợi sự vươn lên xây dựng đất nước của nhân dân mọi miến trong những năm tháng ngay sau chiến tranh:

Việt Nam ơi Việt Nam

Tiếng súng tiếng gươm không bao giờ dứt

Bởi Tổ Quốc không bao giờ chịu nhục

Dân tộc ta không chịu cúi đầu

Và rồi phía sau mùa xuân muôn người, là mùa xuân Thanh Hải với nguyện ước giản dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nếu ở đẩu bài thơ, nhà thơ “đưa tay” hứng lấy những tươi mới, những trong trẻo với vai trò một khách thể thì đến đây, tác giả nhập thân vào mùa xuân để trở thành một chú chim bé nhỏ của mùa xuân. Không chỉ thế, chú chim bé nhỏ còn nguyện ước mang tiếng hót của mình “nhập vào hòa ca” với nhân gian rộng lớn.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về con mèo lớp 9, bài văn mẫu thuyết minh về con vật em yêu thích

Nguyện làm “một nốt trầm xao xuyến”, Thanh Hải phải chăng muốn tấu lên thật dịu dàng khúc ca của mùa xuân trên mảnh đất này và mùa xuân đang rộn rã trong tâm hổn này. Những đối tượng nhà thơ muốn hóa thần xiết bao bé nhỏ, bình dị, vô danh và thầm lặng nhưng đều là những điều có ích cho đời, làm đẹp cho đời. Ở đây, điệp từ “ta” được láy đi láy lại nhiều lần tạo thành một khúc hát vừa tươi vui vừa đầy tha thiết. Một con người sắp rời khỏi nhân gian nhưng vẫn luôn gắn bó với cuộc đời. Ta không có cảm giác phải chia tay Thanh Hải, dẫu ông đã ra đi cách đó không lâu, bởi lẽ ta hiểu Thanh Hải đã hòa mình với thế giới xung quanh. Và ngày nay, chúng ta vẫn còn thương yêu mãi “mùa xuân nho nhỏ”, một lối sống rất đáng quý của ông. Nếu Xuân Diệu tuyên ngôn “Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất”- đẩy cá nhân và độc lập, thì Thanh Hải lại muốn hòa mình vào cuộc đời chung:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Mặc dù tác giả chỉ là một mùa xuân bé nhỏ, nhưng ý nghĩ “lặng lẽ dâng cho đời” của ông thật cao thượng. Dù là tuổi thanh xuân hay khi vê’ già, mọi lúc mọi nơi, tác giả đều âm thầm và tự nguyện dành hết tâm trí và sức lực để sống có ích, để không bao giờ phải thất vọng hay hổ thẹn vể bản thân mình. Đó mới là điều đáng quý!

Cuối cùng, bên cạnh việc miêu tả thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, mùa xuân đời người, tác giả nâng lên thành mùa xuân của quê hương, đất nước:

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây dừa lớp 9, bài văn mẫu về cây dừa quê em

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Có thể coi bốn câu thơ ngắn gọn ấy là một bản tổng kết đầy tự hào về đất nước mình. Biết bao con người, bao thế hệ đã “vất vả” và “gian lao” như thế để có được bầu trời trong trẻo ngày hôm nay, cuộc sống đời thường ngày hôm nay. Thanh Hải nhắc đến “bốn nghìn năm” là nói đến truyền thống hào hùng và vinh quang của dân tộc. Nhưng đó là quá khứ, nó hoàn toàn có thể lập lại nếu như chúng ta không “đi lên phía truớc”. Đừng chỉ nghĩ về quá khủ vàng son, nếu cứ mãi sống trong hào quang của chiến thắng, chúng ta sẽ lạc hậu và đánh mất mùa xuân đất nước của mình. Để kết thúc bài thơ, nhà thơ quay trở vê’ với quê hương yêu dấu, nơi ông đã sinh thành giữa nhân gian:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nuớc non ngàn dặm mình

Nuớc non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…

Để khép lại chuỗi mùa xuân, tác giả chọn quê hương của mình làm bến đỗ cuối cùng. Bởi quê hương là tuổi thơ, là tuổi trẻ, là nơi tình yêu thương và sự gắn bó khởi đầu cho tất cả. Âm điệu tha thiết và êm đểm của xứ Huế vang lên, lay động sâu sắc trái tim người Việt với những câu dân ca “Câu Nam ai, Nam bình”…

Những câu thơ ca ngợi Huế và cũng tự hào về truyền thống tình nghĩa của người dân Việt. Lời hát cộng với nhịp phách khiến đầy tiết tấu âm nhạc, đầy cảm hứng của thanh âm và xuyến xao xúc cảm “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” tha thiết, bổi hồi.

Mùa xuân đất trời, mùa xuân đời người, mùa xuân quê hương hòa quyện với mùa xuân đất nước. Đọc Mùa xuân nho nhỏ, ta có được một cảm xúc trong sáng, tự nhiên và dấy lên tình yêu đời tha thiết. Dư âm ấy sẽ còn mãi trong lòng người đọc. Chúc cho những ai đã và đang có những ước mơ cao đẹp sẽ được như ý nguyện và tự làm nên mùa xuân tuyệt vời cho cuộc đời mình.

Bài viết liên quan