Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bài làm

Viết về thói đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:

“Còn bạc còn tiền còn đệ tử

Hết cơm hết rượu hết ông tôi”

(“Thói đời”)

Quan niệm này cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn về vật chất với ánh mắt xem thường, khinh bỉ. Điều đó đã làm nên nhân cách thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mặt khác, chúng ta còn biết đến thi sĩ này với một tâm hồn sống dào dạt và “ngông” hơn người. Những điểm này được hội tụ đấy đủ trong bài thơ “Nhàn” của chính tác giả:

“Một mai một cuốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Thu ăn năng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Nói về vấn đề “nhàn” phải đặt trong không gian thời thế lúc tác giả sinh thời. Đó là vào thời phong kiến có nhiều biến động khi triều Lê – Mạc xưng bá bên cạnh sự phân tranh quyền lực của gia tộc Trịnh – Nguyễn. Thời điểm đó, quan lại cạnh tranh thì chỉ có dân đen là đói khổ, chứng kiến cảnh giặc trong giặc ngoài nhưng không có cách nào giải quyết, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn con đường quay lưng với thế cục để tỏ ý phản đối. Ông xin cáo quan về ở ẩn và sáng tác nên bài thơ “Nhàn”. Bài thơ “Nhàn” là cách xử thế đặc biệt của thi nhân và chiêm nghiệm sâu sắc về thế sự ở đời.

>> Xem thêm:  Nhà văn M. Gorki cho rằng: "Văn học là nhân học". Ý kiến của em về quan niệm trên. Từ đó bàn luận thêm mối quan hệ giữa con người trong cuộc đời và con người trong tác phẩm, sức sống của nhân vật điển hình

“Một mai một cuốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Bài thơ bắt đầu bằng một không khí rất thú vị, nhộn nhịp. Cùng với cấu trúc điệp “một…một…một…” và nhịp thơ 2/2/3 giống như khúc nhạc ngắn phát ra từ cơ thể của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình với cái dáng điệu như là bận rộn lắm, nhiều việc lắm nào là quốc đất, trồng rau, nhổ cỏ, rẽ luống, xới đất… nào là câu cá nữa này. Trái ngược với sự bận rộn của cơ thể thì đầu óc con người dường như không chút vướng bận. Từ “thơ thẩn” đẩy lên đầu câu thơ như muốn nhấn mạnh đến trạng thái tâm hồn con người. Thơ thẩn tạo cái vẻ suy nghĩ vẩn vơ chẳng màng “dầu ai”, chẳng quan tâm tới mọi thứ xung quanh mà để hồn mơ màng. Nguyễn Du cũng từng dùng từ này trong “Truyện Kiều”:

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Từ vui thú càng cho thấy hơn trạng thái tĩnh tại, thưởng thức không gian cho dù còn nhiều việc lắm, bận rộn lắm.

cam nhan ve bai tho nhan cua nguyen binh khiem - Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm nhận về bài thơ Nhàn

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Giọng thơ đột ngột chuyển về triết lí. Nhìn nhận mình giữa cuộc đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự kết luận rằng bản thân là “dại” bởi tìm về những nơi thôn dã vất vả, sống cuộc sống cô độc, tự cung tự cấp. Trong khi đó những người đến với “chốn lao xao” là “khôn”. Thông thường, lao xao là âm thanh ám chỉ chợ búa tấp nập. Các nhà thơ vẫn thường dùng từ này để biểu tượng cho xã hội rộng lớn với những con người luôn đeo đuổi vật chất, tiền tài:

>> Xem thêm:  Phân tích hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão và phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong bài thơ

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

(“Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi)

Tuy nhiên, cách xưng hô là “ta” rất độc tôn kết hợp với nhịp 2/5 mới mẻ và sự đối lập giữa dại – khôn, vắng vẻ – lao xao vừa thể hiện tác giả tự đặt mình ở vị trí thanh cao ra khỏi thế sự loạn lạc, chen đua, dối trá vừa như cách nói ngược đầy tính châm biếm. Tác giả tưởng như chê mình nhưng kì thực là đang coi thường những người vất vả trong vòng quay danh lợi còn bản thân cực kì nhàn nhã nơi này.

Tiếp theo, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm rõ đời sống thanh cao của mình:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Thanh cao quá, đến mức tưởng là chỉ ăn rau dưa đạm bạc nhưng kì thực là đang tận hưởng đặc sản thiên nhiên. Nào là ăn măng hiếm của mùa thu, nào là ăn giá vào mùa đông, xuân thì tắm trong hồ sen cao quý còn hạ mát lòng với ao hồ trong veo. Có khi nào Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy thiệt thòi hay vất vả? Ta chỉ thấy một kẻ quanh năm thưởng thức hương vị của đất trời đến mức cứ như là tiên ông.

Và đến cuối cùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ quan niệm sống nhân văn của mình:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Một không gian đan xen hài hòa giữa thực và ảo. Thực là uống rượu. Ảo là chiêm bao. Thực là ta. Ảo là phú quý. Nhà thơ nâng mình lên ngang với thần thánh chốn Niết bàn bên gốc cây cổ thụ để rồi nhìn đời và phán xét: phú quý, tiền tài rốt cục cũng chỉ là một giấc mộng hoang đường. Tỉnh mộng, mọi thứ chỉ là cát bụi. Suốt đời Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lúc đỗ Trạng Nguyên tới khi giữ nhiều chức vụ lớn, lập nên công trạng vĩ đại nhưng chưa bao giờ lấy đó làm niềm tự hào bởi với sự thông tuệ tỏ tường quy luật ở đời thì Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ sống để giữ lấy cốt cách thanh cao của mình mà thôi. Cách đảo trật tự từ “rượu đến cội cây ta sẽ uống” thay vì bên cội cây, ta nâng chén rượu, rượu đến miệng sẽ uống tạo nên nét thú vị, kì bí cho tứ thơ.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Đọc sách là tìm đến một thế giới khác

Bài thơ Nôm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuyên ngôn nghệ thuật về quan niệm sống nhân văn sâu sắc của tác giả. Bài thơ vừa có những sáng tạo mới mẻ trong ngôn từ vừa có nhịp thơ, giọng thơ thay đổi linh hoạt cùng cách thể hiện thú vị đã khẳng định được tài năng, phong cách văn chương của tác giả. Tấm lòng, lời dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được nhiều thế hệ cảm thụ và học hỏi.

Hoài Lê

Bài viết liên quan